Banner trang chi tiết
MathX Cùng em học toán > LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HÌNH PHẲNG VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG - TOÁN LỚP 2

LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HÌNH PHẲNG VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG - TOÁN LỚP 2

 

 

Hình phẳng chỉ là một phần rất nhỏ trong toán học nhưng tầm quan trọng của nó lại không hề nhỏ chút nào. Phần này tuy nhỏ và đơn giản nhưng nó là nền móng để học những kiến thức cao hơn, chính vì vậy chúng ta không nên chủ quan và cũng cần học kĩ phần này. Dưới đây, mathx.vn tổng hợp lại lý thuyết về hình phẳng toán lớp 2 và một số bài tập vận dụng hoàn toàn miễn phí làm trực tiếp trên website. Ba mẹ đọc và giúp con luyện tập thêm nhé

 

Quý phụ huynh và các em học sinh xem thêm một số bài viết về kiến thức lớp 2 tại đây:

 

PHÉP NHÂN; BẢNG NHÂN 2 - TOÁN LỚP 2 - TUẦN 19

BẢNG NHÂN 3, 4, 5 - TOÁN LỚP 2 - TUẦN 20

 

 

 

I. Kiến thức cần nhớ về hình phẳng toán lớp 2

 

1. Điểm, đoạn thẳng

 

1.1 Khái niệm điểm, đoạn thẳng

 

mathx điểm đoạn thẳng khái niệm

Khái niệm về điểm, đoạn thẳng

 

1.2 Các dạng toán cơ bản về điểm, đoạn thẳng

 

1.2.1 Đọc tên các điểm, đoạn thẳng có trong hình vẽ

 

Điểm thường được kí hiệu bằng dấu chấm và tên điểm được viết bằng chữ in hoa

- Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa

 

Ví dụ:

 

mathx điểm đoạn thẳng dạng toán đọc tên điểm đoạn thẳng trong hình ví dụ

 

a) Kể tên các điểm trong hình vẽ.

b) Kể tên các đoạn thẳng trong hình vẽ.

 

Giải:

a) Các điểm có trong hình vẽ là điểm A, điểm B, điểm C, điểm D, điểm M, điểm N.

b) Các đoạn thẳng có trong hình vẽ là AB, CD.

 

1.2.2 Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ

 

Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa

 

Ví dụ: Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ sau:

 

mathx điểm đoạn thẳng dạng kể tên đoạn thẳng trong hình ví dụ

 

Giải:

a) Các đoạn thẳng có trong hình vẽ là AB, BC.

b) Các đoạn thẳng có trong hình vẽ là MN, NP, PQ, QR.

 

1.2.3 Xác định độ dài đoạn thẳng cho trước bằng thước đo độ dài

 

Cách đo độ dài của một đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.

 

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

 

mathx điểm đoạn thẳng dạng toán đo độ dài đoạn thẳng bẳng thước ví dụ

 

Đoạn thẳng MN dài … cm.

Đoạn thẳng PQ dài … cm.

 

Giải:

Đoạn thẳng MN dài 6 cm.

Đoạn thẳng PQ dài 8 cm.

 

 

2. Đường thẳng, đường cong

 

2.1 Khái niệm đường thẳng, đường cong

 

 

mathx đường thẳng đường cong khái niệm

Khái niệm về đường thẳng, đường cong

 

2.2 Các dạng toán cơ bản về đường thẳng, đường cong

 

2.2.1 Chỉ ra đường thẳng, đường cong có trong mỗi hình

 

Ví dụ: Chỉ ra đường thẳng, đường cong có trong mỗi hình.

 

mathx đường thẳng đường cong dạng toán chỉ ra đường thẳng đường cong trong hình ví dụ

 

Giải:

a) Đường màu xanh da trời là đường thẳng, đường màu vàng là đường cong.

b) Đường màu hồng là đường cong, đường màu xanh lá là đường thẳng.

 

2.2.2 Kể tên các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong có trong hình vẽ

 

Ví dụ:

 

mathx đường thẳng đường cong dạng toán kể tên đường thẳng đường cong trong hình ví dụ

 

a) Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ.

b) Kể tên các đường thẳng có trong hình vẽ.

c) Kể tên các đường cong có trong hình vẽ.

 

Giải:

a) Các đoạn thẳng có trong hình vẽ là đoạn thẳng CD, đoạn thẳng UT.

b) Các đường thẳng có trong hình vẽ là đường thẳng HK, đường thẳng MN.

c) Các đường cong có trong hình vẽ là đường cong x, đường cong y.

 

 

mathx banner toán lớp 2

 

 

3.  3 điểm thẳng hàng

 

3.1 Khái niệm 3 điểm thẳng hàng

 

mathx 3 điểm thẳng hàng khái niệm

Khái niệm về 3 điểm thẳng hàng

 

 

 

3.2 Các dạng toán cơ bản về 3 điểm thẳng hàng

 

3.2.1 Nêu tên 3 điểm thẳng hàng

 

Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng (hoặc một đoạn thẳng).

 

Ví dụ: Nêu tên ba điểm thẳng hàng có trong hình vẽ sau:

 

mathx 3 điểm thẳng hàng dạng toán nêu tên 3 điểm thẳng hàng ví dụ

 

Giải:

Ba điểm thẳng hàng có trong hình vẽ là:

- Ba điểm A, H, M thẳng hàng.

- Ba điểm B, M, C thẳng hàng.

 

3.2.2 Xác định xem ba điểm cho trước có thẳng hàng hay không

 

Dùng thước thẳng để kiểm tra, nếu 3 điểm cùng nằm trên 1 cạnh của thước thì ba điểm đó thẳng hàng.

 

Ví dụ: Kiểm tra xem ba điểm có thẳng hàng hay không?

 

mathx 3 điểm thẳng hàng dạng toán xác định 3 điểm thẳng hàng ví dụ

 

Giải:

 

mathx 3 điểm thẳng hàng dạng toán xác định 3 điểm thẳng hàng giải ví dụ

 

4. Đường gấp khúc

 

4.1 Khái niệm đường gấp khúc

 

 

mathx đường gấp khúc khái niệm

Khái niệm về đường gấp khúc

 

Đường gấp khúc MNPQ gồm ba đoạn thẳng: MN, NP, PQ.

Độ dài đường gấp khúc MNPQ là tổng độ dài các đoạn thẳng MN, NP và PQ.

                  3 cm + 5 cm + 2 cm = 10 cm.

 

4.2 Các dạng toán về đường gấp khúc

 

4.2.1 Kể tên các đường gấp khúc có trong mỗi hình vẽ

 

Đọc tên các điểm đầu mút của các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc theo chiều nối các điểm từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.

 

Ví dụ: Kể tên các đường gấp khúc có trong mỗi hình vẽ sau:

 

mathx đường gấp khúc dạng toán kể tên đường gấp khúc trong hình vẽ

 

Giải:

a) Đường gấp khúc ABC hoặc đường gấp khúc CBA.

b) Đường gấp khúc GHIK hoặc đường gấp khúc KIHG.

 

4.2.2 Kể tên các đoạn thẳng có trong mỗi đường gấp khúc

 

Đoạn thẳng là đoạn nối hai điểm lại với nhau. Tên đoạn thẳng được viết bằng chữ in hoa.

 

Ví dụ: Kể tên các đoạn thẳng có trong mỗi đường gấp khúc sau:

 

mathx đường gấp khúc dạng toán kể tên đoạn thẳng trong đường gấp khúc trong hình vẽ

 

Giải:

a) Đường gấp khúc MNPQ gồm ba đoạn thẳng: MN, NP và PQ.

b) Đường gấp khúc HIK gồm hai đoạn thẳng: HI và IK.

c) Đường gấp khúc CDEGH gồm bốn đoạn thẳng: CD, DE, EG và GH.

 

4.2.3 Tính độ dài đường gấp khúc

 

Độ dài đường gấp khúc là tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

 

Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC có AB = 14 cm, BC = 35 cm. Tính độ dài đường gấp khúc ABC.

 

Giải:

Độ dài đường gấp khúc ABC là:

14 + 35 = 49 (cm)

Đáp số: 49 cm.

 

Ví dụ 2: Đường gấp khúc MNPQ có MN = 20 cm, NP = 30 cm, đoạn thẳng PQ hơn đoạn thẳng NP là 5 cm. Tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.

 

Giải:

Độ dài đoạn thẳng PQ là:

30 + 5 = 35 (cm)

Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:

20 + 30 + 35 = 85 (cm)

Đáp số: 85 cm.

 

 

5. Hình tứ giác

 

5.1 Khái niệm hình tứ giác

 

mathx hình tứ giác khái niệm

Khái niệm về hình tứ giác

 
 

5.2 Các dạng toán cơ bản về hình tứ giác

 

5.2.1 Tìm hình tứ giác trong các hình đã cho

 

Ví dụ: Trong các hình sau, hình nào là hình tứ giác?

 

 

mathx hình tứ giác dạng toán tìm hình tứ giác trong các hình ví dụ
 
 

Giải:

Các hình tứ giác có trong hình (được đánh dấu X) là:

 

mathx hình tứ giác dạng toán tìm hình tứ giác trong các hình giải ví dụ
 
 

5.2.2 Đếm số hình tứ giác có trong mỗi hình vẽ

 

Ví dụ: Trong mỗi hình dưới đây có bao nhiêu hình tứ giác?

 

 

mathx hình tứ giác dạng toán đếm hình tứ giác trong các hình ví dụ

Giải:

 

mathx hình tứ giác dạng toán đếm hình tứ giác trong các hình giải ví dụ

(Các hình tứ giác có trong mỗi hình được đánh dấu X như hình vẽ). 

 

 

II. Bài tập online vận dụng kiến thức về hình phẳng toán lớp 2 

 

 

Bài 1: Cho hình vẽ sau

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 1

 

Đối tượng trong hình vẽ được gọi là:


 

 

Bài 2: Cho hình vẽ sau

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 2

 

Trong hình vẽ đã cho, đồ vật có dạng đường gấp khúc là:


 

 

Bài 3:

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 3

 

Đường gấp khúc trên được đọc là:


 

 

Bài 4: 

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 4

 

Các đoạn thẳng có trong đường gấp khuc đã cho là:


 

 

Bài 5: Điền số thích hợp vào ô trống

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 5


Đường gấp khúc đã cho gồm ..... đoạn thẳng:

 

 

Bài 6: Độ dài đường gấp khúc ABC là:

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 6


 

 

Bài 7: Điền số thích hợp vào ô trống

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 7


Độ dài đường gấp khúc MNPQ là .... cm:

 

 

Bài 8: Cho hình vẽ sau

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 8

 

Đối tượng trong hình vẽ đã cho được gọi là:


 

 

Bài 9: Cho hình vẽ sau

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 9

 

Đối tượng trong hình vẽ đã cho được gọi là:


 

 

Bài 10: Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ dưới

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 10

 

 


 

 

mathx banner trường toán

 

 

Bài 11: Điền số thích hợp vào ô trống

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 5


Trong hình vẽ đã cho có tất cả .... điểm:

 

 

Bài 12: Cho hình vẽ sau

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 12

 

Đối tượng trong hình vẽ đã cho được gọi là:


 

 

Bài 13: Cho hình vẽ sau

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 13

 

Đối tượng trong hình vẽ đã cho được gọi là:


 

 

Bài 14: Cho hình vẽ sau

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 14

 

Trong hình vẽ trên, đường thẳng là:


 

 

Bài 15: Cho hình vẽ sau

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 15

 

Trong hình vẽ trên. A, B, C là 3 điểm thẳng hàng. Đúng hay Sai??


 

 

Bài 16: Cho hình vẽ như bên dưới

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 16

 

Ba điểm M, N, P có phải 3 điểm thẳng hàng hay không??


 

 

Bài 17: Cho hình vẽ sau

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 17

 

Hình vẽ đã cho được gọi là hình gì??


 

 

Bài 18: Cho hình vẽ sau

 

mathx trắc nghiệm hình phẳng lớp 2 bài 18

 

Kể tên các hình tứ giác có trong hình vẽ đã cho


 

 

 

Trên đây là các kiến thức cơ bản về hình phẳng trong chương trình toán học lớp 2. Tuy đây chỉ là các kiến thức cơ bản nhưng lại là nền móng vô cùng quan trọng để học những kiến thức sâu hơn. Các bậc phụ huynh cần cho con em mình học đúng phương pháp để đạt tích lũy được đủ kiến thức tránh để con học mất gốc

 

 

HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA MATHX

 
  • Khóa học ôn thi toán quốc tế (0912.698.216): - Xem ngay
  • Khóa học ôn thi cấp 2 (0912.698.216): - Xem ngay
  • Lớp học toán trực tuyến cùng giáo viên giỏi (0866.162.019): - Xem ngay
  • Lớp học toán offline (học trực tiếp) tại Hà Nội (0984.886.277): - Xem ngay

Bài viết liên quan