Đội ngũ MATHX biên soạn bộ đề thi Toán lớp 6 giữa kì 2 năm học 2023 có đáp án, sát đề thi chính thức bám sát nội dung chương trình của ba bộ sách mới giúp các em học sinh luyện thi hiệu quả. Chúc các em học tốt!
Phụ huynh và các em học sinh xem thêm đề thi giữa kì 2 môn toán lớp 6 năm học 2023 - 2024 tại đây:
TỔNG HỢP ĐỀ THI GIỮA KỲ 2 MÔN TOÁN LỚP 6 2023 - 2024 KÈM LỜI GIẢI - ĐỀ 1
TỔNG HỢP ĐỀ THI GIỮA KỲ 2 MÔN TOÁN LỚP 6 2023 - 2024 KÈM LỜI GIẢI - ĐỀ 2
TỔNG HỢP ĐỀ THI GIỮA KỲ 2 MÔN TOÁN LỚP 6 2023 - 2024 KÈM LỜI GIẢI - ĐỀ 3
TỔNG HỢP ĐỀ THI GIỮA KỲ 2 MÔN TOÁN LỚP 6 2023 - 2024 KÈM LỜI GIẢI - ĐỀ 4
TỔNG HỢP ĐỀ THI GIỮA KỲ 2 MÔN TOÁN LỚP 6 2023 - 2024 KÈM LỜI GIẢI - ĐỀ 5
Bài 1. Thực hiện các phép tính:
a) \(\left({\dfrac{7}{16}}+{\dfrac{-1}{8}}+{\dfrac{9}{32}}\right):{\dfrac{5}{4}}\)
b) \(10\dfrac{2}{9}+2\dfrac{3}{5}-6\dfrac{2}{9}\)
c) \({\dfrac{-25}{30}}\cdot{\dfrac{37}{44}}+{\dfrac{-25}{30}}\cdot{\dfrac{13}{44}}+{\dfrac{-25}{30}}\cdot{\dfrac{-6}{44}}\)
Cách giải:
a) \(\left({\dfrac{7}{16}}+{\dfrac{-1}{8}}+{\dfrac{9}{32}}\right):{\dfrac{5}{4}}\)
\(=\left({\dfrac{7}{16}}+{\dfrac{-2}{16}}+{\dfrac{9}{32}}\right):{\dfrac{5}{4}}=\left({\dfrac{5}{16}}+{\dfrac{9}{32}}\right):{\dfrac{5}{4}}\)
\(=\left({\dfrac{10}{32}}+{\dfrac{9}{32}}\right):{\dfrac{5}{4}}={\dfrac{19}{32}}:{\dfrac{5}{4}}={\dfrac{19}{40}}\)
b) \(10{\dfrac{2}{9}}+2{\dfrac{3}{5}}-6{\dfrac{2}{9}}=\left(10{\dfrac{2}{9}}-6{\dfrac{2}{9}}\right)+2{\dfrac{3}{5}}=4+{\dfrac{13}{5}}={\dfrac{33}{5}}\)
c) \({\dfrac{-25}{30}}\cdot{\dfrac{37}{44}}+{\dfrac{-25}{30}}\cdot{\dfrac{13}{44}}+{\dfrac{-25}{30}}\cdot{\dfrac{-6}{44}}\)
\(={\dfrac{-25}{30}}.\left({\dfrac{37}{44}}+{\dfrac{13}{44}}+{\dfrac{-6}{44}}\right)={\dfrac{-5}{6}}.{\dfrac{44}{44}}={\dfrac{-5}{6}}\)
Bài 2. Tìm x biết:
a) \(-x-{\dfrac{3}{5}}=-{\dfrac{1}{10}}\)
b) \({\dfrac{2}{3}}:x=2,4-{\dfrac{4}{5}}\)
c) \({\dfrac{5}{4}}\left(x-{\dfrac{3}{5}}\right)={\dfrac{-1}{8}}\)
Cách giải:
a) \(-x-{\dfrac{3}{5}}=-{\dfrac{1}{10}}\)
\(x={\dfrac{1}{10}}-{\dfrac{3}{5}}\)
\(x={\dfrac{1}{10}}-{\dfrac{6}{10}}\)
\(x=-{\dfrac{5}{10}}\)
\(x=-{\dfrac{1}{2}}\)
Vậy \(x=-{\dfrac{1}{2}}\).
b) \({\dfrac{2}{3}}:x=2,4-{\dfrac{4}{5}}\)
\({\dfrac{2}{3}}:x={\dfrac{12}{5}}-{\dfrac{4}{5}}\)
\({\dfrac{2}{3}}:x={\dfrac{8}{5}}\)
\(x={\dfrac{2}{3}}:{\dfrac{8}{5}}\)
\(x={\dfrac{5}{12}}\)
Vậy \(x={\dfrac{5}{12}}\)
c) \({\dfrac{5}{4}}\left(x-{\dfrac{3}{5}}\right)={\dfrac{-1}{8}}\)
\(x-{\dfrac{3}{5}}={\dfrac{-1}{8}}:{\dfrac{5}{4}}\)
\(x-{\dfrac{3}{5}}={\dfrac{-1}{10}}\)
\(x={\dfrac{-1}{10}}+{\dfrac{3}{5}}\)
\(x={\dfrac{-1}{10}}+{\dfrac{6}{10}}\)
\(x={\dfrac{5}{10}}={\dfrac{1}{2}}\)
Vậy \(x={\dfrac{1}{2}}\)
Bài 3. Ba khối lớp 6, 7, 8 của một trường có 1008 học sinh. Số học sinh khối 6 bằng \(\dfrac{5}{14}\) tổng số học sinh. Số học sinh khối 7 bằng \(\dfrac{1}{3}\) tổng số học sinh, còn lại là học sinh khối 8. Tính số học sinh mỗi khối của trường đó?
Cách giải:
Số học sinh khối 6 là: \({\dfrac{5}{14}}.1008=360\) (học sinh)
Số học sinh khối 7 là: \({\dfrac{1}{3}}.1008=336\) (học sinh)
Số học sinh khối 8 là: 1008 - (360 - 336) = 312 (học sinh)
Bài 4. Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O trên đường thẳng xy, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy (A và B khác điểm O).
1. Trong 3 điểm A, O, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
2. Lấy điểm M nằm giữa hai điểm O và A. Điểm O có nằm giữa hai điểm B và M không?
3. Nếu OA = 3cm, AB = 6cm thì điểm O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không?
Cách giải:
1. Vì A thuộc tia Ox, B thuộc tia Oy.
Mà Ox và Oy là hai tia đối nhau nên O nằm giữa A và B.
2. Vì M nằm giữa O và A nên OM cũng chính là tia OA.
Mà OA và OB là hai tia đối nhau nên OM và OB cũng là hai tia đối nhau.
Suy ra O nằm giữa B và M.
3. Vì O nằm giữa A và B nên AO + OB = AB
Hay 3 + OB = 6.
Suy ra OB = 6 – 3 = 3 (cm)
Vì OA = OB ( = 3cm) và O nằm giữa A và B nên O là trung điểm của AB.
Bài 5. Tìm các số nguyên n để biểu thức sau nhận giá trị là số nguyên: \(A={\dfrac{3n-4}{3-n}}.\)
Cách giải:
\(A={\dfrac{3n-4}{3-n}}={\dfrac{3n-9+5}{-n+3}}\)
\(={\dfrac{3n-9}{-n+3}}+{\dfrac{5}{-n+3}}\)
\(=\dfrac{-3\left(-n+3\right)}{-n+3}+\dfrac{5}{-n+3}\)
\(=-3+\dfrac{5}{-n+3}\)
Để A nhận giá trị nguyên thì \(3+{\dfrac{5}{-n+3}}\in\mathbb{Z}\Rightarrow{\dfrac{5}{-n+3}}\in\mathbb{Z}\)
\(\Rightarrow-n+3\in\{\pm1;\pm5\}\)
Ta có bảng giá trị sau:
Vậy n ∈ {2;4 -2;8}
Như vậy MATHX đã hướng dẫn các em giải đề thi giữa kì 2 môn toán lớp 6 năm học 2023 - đề 4. Ngoài ra các bậc phụ huynh cần cho con em mình học đúng phương pháp và tham khảo các khóa học online tại MATHX.VN để giúp con tự tin chinh phục môn toán nhé.