Banner trang chi tiết
MathX Cùng em học toán > ĐỒNG HỒ, TRỒNG CÂY, TUỔI - TOÁN TƯ DUY LỚP 2

ĐỒNG HỒ, TRỒNG CÂY, TUỔI - TOÁN TƯ DUY LỚP 2

 

Giai đoạn đầu lớp 2 của các con rất quan trọng nên nhiều bậc phụ huynh rất là lo lắng không biết làm sao để con em mình có thể tiếp thu các kiến thức và học tập hiệu quả. Bài viết này MATHX.VN xin giới thiệu đến phụ huynh và các bé lý thuyết và  bài tập Toán tư duy Lớp 2 với chủ đề Đồng hồ, trồng cây, tuổi. Thông qua bài viết này MATHX sẽ giúp ba mẹ đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất và hướng dẫn con mình học toán thật dễ dàng. Mời ba mẹ và các con cùng tham khảo!

 

Phụ huynh và các con tham khảo thêm một số nội dung toán tư duy lớp 2 kèm bài tập tại MATHX dưới đây nhé:


TÍNH NGƯỢC - TOÁN TƯ DUY LỚP 2

PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA - TOÁN TƯ DUY LỚP 2

 

 

 

I. Kiến thức trọng tâm

 

1. Thời gian - Đồng hồ

 

- Khoảng cách giữa 2 số liên tiếp nhau trên đồng hồ là 5 phút.

 

Nên để tính nhanh số phút trên đồng hồ, ta lấy:

 

Số mà kim phút chỉ vào x 5 

 

Ví dụ:

 

ĐỒNG HỒ, TRỒNG CÂY, TUỔI - TOÁN TƯ DUY LỚP 2

 

Đồng hồ này có kim ngắn chỉ vào số 5 là 5 giờ.

 

Kim dài chỉ vào số 6, vậy số phút là: 6 x 5 = 30 phút

 

Vậy đồng hồ đang chỉ 5 giờ 30 phút

 

- Khi kim phút chỉ vào các số lớn hơn 6 và nhỏ hơn 12 thì đồng hồ đó có cách nói giờ kém.

 

+ Để nói giờ kém ta dựa vào giờ của đồng hồ. Nếu hiện tại là 6 giờ 40 phút thì giờ kém sẽ là 7 giờ kém 20 phút. Vậy để nói giờ kém ta thực hiện như sau:

 

(Giờ hiện tại + 1) giờ kém (60 – số phút hiện tại) phút 

 

Ví dụ: Giờ hiện tại là 7 giờ 35 phút.

 

Vậy ta có cách nói giờ kém là: (7+ 1) giờ kém (60 – 35) phút

 

Vậy đồng hồ đang chỉ 8 giờ kém 25 phút

 

- Để tính giờ bắt đầu, giờ kết thúc và khoảng thời gian ta sử dụng sơ đồ thời gian. 

 

Ví dụ: Hai chiếc đồng hồ dưới đây chỉ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc bữa tiệc sinh nhật của An. Cho biết bữa tiệc đó kéo dài bao lâu?

 

ĐỒNG HỒ, TRỒNG CÂY, TUỔI - TOÁN TƯ DUY LỚP 2

 

Giải:

 

Tính bữa tiệc kéo dài trong bao lâu chính là tính khoảng thời gian. Và ta có thời gian bắt đầu là 2 giờ 30 phút, thời gian kết thúc là 6 giờ 15 phút.

 

Ta có sơ đồ thời gian như sau:

 

ĐỒNG HỒ, TRỒNG CÂY, TUỔI - TOÁN TƯ DUY LỚP 2

 

Vậy buổi tiệc kéo dài trong 4 giờ 15 phút.

 

 

 

2. Bài toán trồng cây

 

- Tính khoảng cách:

 

+ Bước 1: Xác định số khoảng cách giữa các cây và khoảng cách giữa 2 cây liền kề nhau.

 

+ Bước 2: Có bao nhiêu khoảng cách thì có bấy nhiêu khoảng cách giữa 2 cây liền kề cộng lại với nhau. 

 

Ví dụ: Có 3 cây xanh, khoảng cách giữa 2 cây là 2m. Vậy 2 cây ngoài cùng cách nhau bao nhiêu mét?

 

Giải:

 

Số khoảng cách của hai cây ngoài cùng là 2 và khoảng cách giữa 2 cây liền kề là 2m.

 

Vậy ta có hai cây ngoài cùng cách nhau số mét là: 2 + 2 = 4 (m)

 

Đáp số: 4m

 

=> Tính số khoảng cách = Số cây - 1

 

Ví dụ: Với quy luật như hình dưới, cần bao nhiêu ghế giữa 10 cây xanh?

 

ĐỒNG HỒ, TRỒNG CÂY, TUỔI - TOÁN TƯ DUY LỚP 2

 

Giải:

 

Theo quy luật ta thấy giữa 2 cây liên tiếp có 1 cái ghế.

 

Vậy tính số cái ghế chính là tính số khoảng cách giữa 10 cây.

 

Cần số số giữa 10 cây xanh là: 10 – 1 = 9 (ghế)

 

Đáp số: 9 ghế

 

 

 

3. Bài toán về tuổi

 

- Tính khoảng cách về tuổi của 2 người = Số tuổi lớn – Số tuổi bé

 

Lưu ý: Khoảng cách về tuổi của 2 người không thay đổi theo thời gian 

 

Ví dụ 1: Candy 11 tuổi, bố bạn 36 tuổi. Hỏi sau 5 năm, bố hơn Candy bao nhiêu tuổi?

 

Giải:

 

Hiện tại bố hơn con số tuổi là: 36 – 11 = 25 (tuổi)

 

Sau 5 năm nữa thì khoảng cách tuổi giữa bố và con không thay đổi và vẫn là 25 tuổi.

 

Đáp số: 25 tuổi

 

Ví dụ 2: Dì 31 tuổi, mẹ 35 tuổi, Min 7 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa thì tổng số tuổi của cả ba người là 100?

 

Giải:

 

Tổng số tuổi của 3 người là: 31 + 35 + 7 = 73 (tuổi)

 

Số tuổi cần để tổng số tuổi là 100 là: 100 - 73 = 27 (tuổi)

 

Số năm cần tìm là: 27 : 3 = 9 (năm)

 

Vậy sau 9 năm nữa thì tổng số tuổi của 3 người là 100.

 

 

banner học thử lớp 2

 

 

II. Bài tập vận dụng online

 

 

Câu 1: Đồng hồ nào chỉ 5 giờ kém 10 phút?

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

Câu 2: Hãy chọn thời gian chính xác của chiếc đồng hồ này?

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

Câu 3: Chiếc đồng hồ dưới đây là hình ảnh phản chiếu qua gương. Hãy chọn thời gian chính xác của chiếc đồng hồ này?

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

Câu 4: Cứ 5 phút có một chuyến tàu điện ngầm tới ga. Hỏi trong 30 phút sẽ có bao nhiêu chuyến tàu điện ngầm tới ga?

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

Câu 5: Từ 5 giờ 30 phút thì cứ 10 phút sẽ có một chuyến xe khách rời bến. Hỏi từ 5 giờ 30 phút đến 6 giờ 30 phút thì tổng cộng bao nhiêu chuyến xe rời bến?


 

Câu 6: Lớp bạn Linh tổ chức đi tham quan công viên, các bạn học sinh xuất phát từ trường lúc mấy giờ biết các bạn đến công viên lúc 8 giờ 00 và thời gian di chuyển hết 30 phút?

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

Câu 7: Kim giờ và kim phút ở đồng hồ kế tiếp ở vị trí bao nhiêu giờ?

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2

 


 

Câu 8: Có bao nhiêu khoảng cách giữa các viên kẹo sau:

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

Câu 9: Cứ 2 cây xanh thì cách nhau 3 mét, Nếu trồng 1 dãy 5 cây xanh cách đều nhau. Khoảng cách của cây thứ nhất đến cây thứ 5 là bao nhiêu mét?

 


 

Câu 10: Một toà nhà có 4 tầng tính cả tầng trệt. Mỗi tầng cao 4m, riêng mái nhà cao 2m. Hỏi toà nhà đó cao bao nhiêu?


 

Câu 11: An muốn leo lên nhà ở tầng 4 không tính tầng trệt phải đi lên 36 bậc thang. Mỗi bậc thang của từng lầu đều bằng nhau. Hỏi số bậc thang của mỗi tầng?


 

Câu 12: Một bến xe cứ 5 phút thì có một chuyến xe xuất bến. Hỏi trong 30 phút thì có bao nhiêu xe xuất bến?

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

Câu 13: Từ hình ảnh, em hãy cho biết thời gian Bình chạy từ nhà đến công viên:

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

Câu 14: MiMi xếp một số đồng xu thành hình chữ nhật. Mỗi góc của hình chữ nhật là một đồng xu. Và trên cạnh chiều dài của hình chữ nhật có 5 đồng xu, cạnh chiều rộng có 3 đồng xu. Hỏi MiMi dùng bao nhiêu đồng xu để xếp thành hình chữ nhật?


 

Câu 15: Chọn các số sau vào vị trí theo thứ tự phù hợp vào ô trống để tạo thành phép tính cộng:

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

 

Banner trường toán mathx

 

 

Câu 16: Thay số thích hợp vào phép tính sau:

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

Câu 17: Chọn các số thích hợp theo thứ tự phù hợp. Biểu diễn số dưới dạng tổng của 2 số:

47 = ___ + 17 = 27 + ___


 

Câu 18: Chọn đáp án đúng. Cho phép tính biểu diễn số dưới dạng tổng của 3 số:

đồng hồ, trồng cây, tuổi - toán tư duy lớp 2


 

Câu 19: Bà 65 tuổi, Rose 12 tuổi, Andy 3 tuổi. Hỏi 5 năm nữa, tổng số tuổi của bà, Rose và Andy là bao nhiêu?


 

Câu 20: Chú Minh nhiều hơn cô Thy 2 tuổi. 4 năm nữa, tổng số tuổi của cô chú ấy sẽ là 86. Hỏi năm nay mỗi người bao nhiêu tuổi?


 

 

 

Trên đây là những nội dung lý thuyết và bài tập vận dụng về đồng hồ, trông cây, tuổi - Toán tư duy lớp 2. Hi vọng những chia sẻ của MATHX vừa rồi sẽ giúp các em có thêm hành trang vững bước trong quá trình học tập của bản thân. Chúc các em học tập hiệu quả!!

 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các khóa học Toán Lớp 2 gồm các khóa học ôn tập hè, luyện toán tiếng anh, toán tư duy, toán nâng cao, luyện đề học sinh giỏi… trong link sau: Các khóa học toán lớp 2 tại MATHX

 

Lưu ý: Các em cần Tạo Tài Khoản và Đăng Nhập để có thể xem được những nội dung này

 

HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA MATHX

 
  • Lớp học toán trực tuyến cùng giáo viên giỏi (0866.162.019): - Xem ngay
  • Lớp học toán offline tại Hà Nội (0984.886.277): - Xem ngay
  • Khóa học toán lớp 2 (0912.698.216): - Xem ngay
  • Khóa học ôn thi cấp 2 (0912.698.216): - Xem ngay

Bài viết liên quan