Lớp 4 là một trong những năm học quan trọng của tiểu học. Đây là năm mà môn toán có kiến thức khó nhất khi bước vào giai đoạn mới của cấp hai. Chính vì vậy, việc bổ sung kiến thức cho môn toán và rất cần thiết. Học toán tư duy lớp 4 sẽ giúp cho trẻ có nên tảng học tập tốt hơn. Nhằm giúp các em tiếp cận gần hơn với Toán tư duy, đội ngũ MATHX biên soạn các bài toán tư duy về chủ đề Tìm quy luật - Tính ngược - Gà và thỏ - Toán tư duy lớp 4 kèm bài tập vận dụng online có đáp án. Mời ba mẹ và các con cùng tham khảo!
Phụ huynh và các con tham khảo thêm một số nội dung toán tư duy lớp 4 kèm bài tập tại MATHX dưới đây nhé:
CÁC DẠNG TOÁN ĐẶC BIỆT - TOÁN TƯ DUY LỚP 4
- Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng 1 và 1, sau đó các số tiếp theo sẽ bằng tổng của 2 số liền trước nó.
- Cụ thể, các số đầu tiên của dãy Fibonacci là 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610...
- Hiệu số không đổi.
Ví dụ: Tìm số còn thiếu trong dãy số sau:
4, 9, 14, 19, ___ , ___
Bài giải
Ta thấy: 4 + 5 = 9 ; 9 + 5 = 14 ; 14 + 5 = 19 ; 19 + 5 = 24 ; 24 + 5 = 29
Vậy: 4, 9, 14, 19, 24, 29
- Hiệu tăng dần thêm 2.
Ví dụ: Tìm số còn thiếu trong dãy số sau: 11, 15, 21, 29, 39, ___, ___
Bài giải
Vậy: 11, 15, 21, 29, 39, 51, 65
- Hiệu tăng dần thêm 1.
Ví dụ: Tìm số còn thiếu trong dãy số sau:
1, 3, 6, 10, 15, ___, ___
Bài giải
Vậy: 1, 3, 6, 10, 15, 21, 28
- Chia 2 rồi trừ 2
Ví dụ: Tìm số còn thiếu trong dãy số sau:
44, 22, 20, 10, 8, ___, ___
Bài giải
Ta thấy:
Vậy: 44, 22, 20, 10, 8, 4, 2
- Nhân với 101.
• Trường hợp: 1 số có 2 chữ số nhân với 101. AB x 101 = AB|AB
Ví dụ: 46 x 101 = 46|46 = 4646
• Trường hợp: 1 số có 3 chữ số nhân với 101
ABC x 101 = AB | A + C | BC
Ví dụ: 135 x 101 = 13 | 1 + 5 | 35 = 13635
368 x 101 = 36| 3+8 | 68 = 36 + 1 | 1 | 68 = 37168
Ví dụ:
Bài giải
- Theo nhà Toán học Gauss.
Ví dụ: Tính tổng sau:
1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8
Bài giải
Ta thấy: 1 + 8 = 9 ; 2 + 7 = 9 ; 3 + 6 = 9 ; 4 + 5 = 9
Từ đó suy ra: Tổng = 1 cặp x số cặp
Ta có:
Vậy: Tổng = 36
- Tính tổng của chuỗi.
Phương pháp giải
- Bước 1: Xác định khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp.
- Bước 2: Tính tổng của số đầu và số cuối.
- Bước 3: Tính số số hạng của dãy.
Số số hạng = (Số cuối – Số đầu) : Khoảng cách + 1
- Bước 4: Tính số cặp. Số cặp = Số số hạng : 2
- Bước 5: Tính tổng của chuỗi Tổng của chuỗi = Tổng của số đầu và số cuối x Số cặp.
Ví dụ: Tính tổng chuỗi số sau:
5 + 10 + 15 + … + 150 + 155 + 160
Bài giải
Khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp là 5.
Tổng của số đầu và số cuối là: 5 + 160 = 165
Số số hạng của dãy số là: (160 – 5) : 5 + 1 = 32 (số)
Dãy có số cặp số là: 32 : 2 = 16 (cặp)
Tổng của chuỗi là: 165 x 16 = 2640
Đáp số: 2640
Phương pháp giải
- Ta thực hiện liên tiếp từ cuối lên các phép tính ngược lại với các phép tính đã cho trong đề bài.
- Lưu ý: Kết quả tìm được trong bước trước chính là thành phần đã biết của phép tính liền sau đó.
- Sau khi thực hiện hết dãy các phép tính ngược với các phép tính đã cho trong đề bài, ta nhận được kết quả cần tìm.
Một số phép tính ngược của nhau:
• Phép tính ngược của phép cộng + (thêm vào, tăng lên) là phép trừ − (bớt đi, giảm đi)
• Phép tính ngược của phép trừ − là phép cộng +
• Phép tính ngược của phép nhân × (gấp lên bao nhiêu lần) là phép chia : (giảm đi bao nhiêu lần)
• Phép tính ngược của phép chia : là phép nhân ×
Ví dụ: Điền số thích hợp vào dấu chấm hỏi:
Phương pháp giải
- Bước 1: Lập bảng.
- Bước 2: Dựa vào tổng (dữ kiện bài toán cho) để trả lời câu hỏi của bài toán.
Ví dụ: Bác nông dân nuôi tất cả 30 con gà và thỏ. Bác đếm được tổng cộng có 100 chân. Tìm số gà và số thỏ.
Bài giải
Trên đây là những nội dung lý thuyết và bài tập vận dụng về Tìm quy luật - Tính ngược - Gà và thỏ - Toán tư duy lớp 4. Hi vọng những chia sẻ vừa rồi của MATHX sẽ giúp các em có thêm hành trang vững bước trong quá trình học tập của bản thân. Chúc các em học tập hiệu quả!!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các khóa học Toán Lớp 4 gồm các khóa học ôn tập hè, luyện toán tiếng anh, toán tư duy, toán nâng cao, luyện đề học sinh giỏi… trong link sau: Các khóa học toán lớp 4 tại MATHX
Lưu ý: Các em cần Tạo Tài Khoản và Đăng Nhập để có thể xem được những nội dung này