Banner trang chi tiết
MathX Cùng em học toán > SỐ THẬP PHÂN - TOÁN LỚP 5 - TUẦN 7

SỐ THẬP PHÂN - TOÁN LỚP 5 - TUẦN 7

A. Kiến thức cần nhớ

1. Ôn lại phân số thập phân

Các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000;… được gọi là các phân số thập phân.

2. Cấu tạo số thập phân

Cấu tạo số thập phân: Mỗi số thập phân gồm 2 phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách nhau bởi dấu phẩy.

3. Hàng của số thập phân

4. Đọc, viết số thập phân

- Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao tới hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu “phẩy”, sau đó đọc phần thập phân.

- Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao tới hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu “phẩy”, sau đó viết phần thập phân.

B. Ví dụ

Ví dụ 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 13,578 tấn = ... kg.

Giải:

13,578 tấn = 13578 kg.

Ví dụ 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 2,5m = ... cm.

Giải:

2,5m = 250cm.

Ví dụ 3: Viết tiếp vào chỗ chấm:

Số thập phân gồm:

a) Bốn đơn vị, sáu phần mười viết là: ...

b) Ba mươi mốt đơn vị, năm phần mười, tám phần trăm viết là: ...

Giải:

a) 4,6

b) 31,58

Ví dụ 4: Số 20,08 có phần thập phân là:

Giải:

Số 20,08 có phần thập phân là: 08.

Ví dụ 5: Viết thành phân số thập phân: 2,008 = ?

Giải:

2,008 = \(\dfrac{{2008}}{{1000}}\)

C. Bài tập tự luyện

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 3dm = ... m

b) 7cm = ... m

c) 7mm = ... m

Bài 2: Số thập phân gồm: Hai nghìn không trăm mười hai đơn vị, chín phần trăm viết là: ...

Bài 3: Viết các số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân:

a) 7,19

b) 5,08

c) 26,123

d) 87,405

Bài 4: Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân:

a) \(\dfrac{{31}}{{10}}\)

b) \(\dfrac{{47}}{{100}}\)

c) \(\dfrac{{5159}}{{1000}}\)

Bài 5: Có 1l dầu. Lần đầu dùng \(\dfrac{{4}}{{10}}\) l, lần sau dùng \(\dfrac{{5}}{{10}}\) l. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?

Bài 6: Mẹ mua về một túi gạo có 2kg 500g gạo. Bữa trưa mẹ đã dùng \(\dfrac{{7}}{{10}}\) kg gạo, bữa tối dùng \(\dfrac{{4}}{{5}}\) kg gạo. Hỏi trong túi còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Bài 7: Một hình chữ nhật có chiều dài \(\dfrac{{4}}{{5}}\)m, chiều rộng bằng \(\dfrac{{3}}{{4}}\) chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật.

Bài 8: Viết tiếp vào chỗ chấm:

a) \(\dfrac{{3}}{{10}}\) gấp \(\dfrac{{3}}{{100}}\) số lần là: ...

b) 1 gấp \(\dfrac{{1}}{{100}}\) số lầ là: ...

Bài 9: Viết cách đọc các số thập phân: 0,71; 0,025; 7,8; 302,061.

Bài 10: Viết các hỗn số thành số thập phân rồi viết cách đọc các số đó:

a) \(4\dfrac{{7}}{{10}}\)

b) \(122\dfrac{{51}}{{100}}\)

 

Học sinh học thêm các bài giảng tuần 7 trong mục Học Tốt Toán Hàng Tuần trên mathx.vn để hiểu bài tốt hơn.

Bài học tuần 7


Bài viết liên quan