Toán là một môn học vô cùng quan trọng giúp bé hình thành trí thông minh, rèn luyện được khả năng tư duy logic, độc lập để giải quyết các vấn đề. Nhằm giúp các em tiếp cận gần hơn với Toán tư duy, đội ngũ MATHX biên soạn các bài toán tư duy về chủ đề Số tự nhiên - Các phép tính về số tự nhiên - Tổng, hiệu tỉ số - Toán tư duy lớp 4 kèm bài tập vận dụng online có đáp án. Mời ba mẹ và các con cùng tham khảo!
Phụ huynh và các con tham khảo thêm một số nội dung toán tư duy lớp 4 kèm bài tập tại MATHX dưới đây nhé:
TOÁN TƯ DUY HAY VÀ KHÓ LỚP 4
CÁC BÀI TOÁN SUY LUẬN LOGIC - TOÁN TƯ DUY LỚP 4
- Dùng 10 chữ số để viết số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Số tự nhiên nhỏ nhất là số 0. Không có số tự nhiên lớn nhất.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau một đơn vị.
- Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 gọi là số chẵn.
- Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 gọi là số lẻ.
- Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
a. Phép cộng
– Tính chất giao hoán: a + b = b + a
.
– Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).
– Tổng của hai số lẻ hoặc hai số chẵn là một số chẵn.
– Tổng của một số lẻ với một số chẵn (hoặc một số chẵn với một số lẻ) là một số lẻ.
– Tổng của một số chẵn các số lẻ là một số chẵn.
– Tổng của một số lẻ các số lẻ là số lẻ.
Ví dụ: Tính nhanh: 5264 + 3978 + 4736
Ta có: 5264 + 3978 + 4736
= (5264 + 4736) + 3978
= 10000 + 3978 = 13978
– Một số trừ đi một tổng: a – (b + c) = a – b – c.
– Một số trừ đi một hiệu: a – (b – c) = (a + c) – b.
– Hiệu của hai số chẵn hoặc hai số lẻ là số chẵn.
– Hiệu giữa một số chẵn với một số lẻ hoặc một số lẻ với một số chẵn là số lẻ.
Ví dụ: Tính nhanh: 9638 – (2437 – 1362)
Ta có: 9638 – (1000 – 1362)
= (9638 + 1362) – 1000
= 11000 – 1000
= 10000
– Tính chất giao hoán: a x b = b x a.
– Tính chất kết hợp: (a x b) x c = a x (b x c).
– Một số nhân với một tổng: a x (b + c) = a x b + a x c.
– Tích các số lẻ là số lẻ.
– Tích các thừa số là số chẵn thì trong tích có ít nhất một thừa số là số chẵn.
– Tích một số chẵn với một số tận cùng là 5 thì tận cùng là 0.
– Tích một số lẻ với một số tận cùng là 5 thì tận cùng là 5.
– Tích các số tận cùng là 1 thì tận cùng là 1.
Ví dụ: Tính nhanh: 425 x 3475 + 425 x 6525
Ta có: 425 x 3475 + 425 x 6525
= 425 x (3475 + 6525)
= 425 x 10000
= 4250000
– Số chia bao giờ cũng phải khác 0.
– Số 0 chia cho bất cứ số nào khác 0 cũng cho thương là 0.
– Số lẻ không chia hết cho một số chẵn.
– Trong phép chia hết, thương của hai số lẻ là số lẻ.
– Trong phép chia hết, thương của một số chẵn với một số lẻ là số chẵn.
Ví dụ: Tính: 13692 : 163 - 14
Ta có: 13692 : 163 – 14
= 84 – 14
= 70
- Dạng 1: Tìm số số hạng của dãy số cách đều:
+ Công thức 1: Số các số hạng của dãy = số khoảng cách + 1.
+ Công thức 2: Số các số hạng của dãy = (Số hạng lớn nhất – Số hạng nhỏ nhất ) : khoảng cách + 1.
Ví dụ: Tìm số số hạng của dãy số sau: 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, …, 94, 97, 100
Bài giải
Số số hạng của dãy số là: (100 – 1) : 3 + 1 = 34 (số hạng)
Đáp số: 34 số hạng
- Dạng 2: Tính tổng dãy số cách đều: Tổng = (Số đầu + Số cuối) x Số số hạng của dãy : 2
Ví dụ: Tính tổng các số tự nhiên chẵn từ 0 đến 100.
Bài giải
Khoảng cách giữa hai số hạng liền kề là: 2 đơn vị.
Số số hạng của dãy là: (100 – 0) : 2 + 1 = 51 (số)
Tổng các số tự nhiên chẵn từ 0 đến 100 là: (100 + 0) x 51 : 2 = 2250
Đáp số: 2250
- Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2.
- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
- Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
Ví dụ: Điền số vào ô trống để số đó chia hết cho 2; 3 và 5.
84...
Bài giải: Ta thấy số đó chia hết cho 2 và 5 nên tận cùng là 0.
Và 8 + 4 + 0 = 12 chia hết cho 3.
Nên số 840 chia hết cho 3.
Vậy số 840 là số chia hết cho 2; 3 và
Phương pháp giải: Áp dụng công thức.
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Ví dụ: Bố hơn con 34 tuổi. 3 năm nữa số tuổi của cả hai bố con tròn 68 tuổi. Tính tuổi hiện nay của mỗi người ?
Bài giải:
Tuổi của con 3 năm nữa là:
(68 – 34) : 2 = 17 (tuổi)
Tuổi của con hiện tại là:
17 – 3 = 14 (tuổi)
Tuổi của bố hiện tại là:
34 + 14 = 48 (tuổi)
Đáp số:
Con: 14 tuổi
Bố: 48 tuổi
1 Vẽ sơ theo dữ kiện bài toán.
2 Tính tổng (hiệu) số phần bằng nhau.
3 Tính số bé và số lớn dựa theo các công thức sau:
Số bé = Tổng của hai số : Tổng số phần bằng nhau x Số phần của số bé.
Số lớn = Tổng của hai số - Số bé. Lớp 5A có 35 học sinh.
Ví dụ:
Số học sinh nam bằng 3/4 số học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ hơn số học sinh nam là bao nhiêu em?
Bài giải:
Ta có sơ đồ:
Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 4 = 7 (phần)
Số học sinh nữ là: 35 : 7 x 4 = 20 (học sinh)
Số học sinh nam là: 35 - 20 = 15 (học sinh)
Học sinh nữ hơn học sinh nam số em là: 20 - 15 = 5 (học sinh)
Số bé = Hiệu của hai số : Hiệu số phần bằng nhau x Số phần của số bé.
Số lớn = Hiệu của hai số + Số bé.
Ví dụ:
Một cửa hàng có số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 540kg. Tính số gạo mỗi loại, biết rằng số gạo nếp bằng 1/4 số gạo tẻ.
Bài giải:
Ta có sơ đồ:
Hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần)
Số ki-lô-gam gạo nếp là: 540 : 3 x 1 = 180 (kg)
Số ki-lô-gam gạo tẻ là: 540 + 180 = 720 (kg)
Đáp số:
Nếp: 180kg
Tẻ: 720kg
Trên đây là những nội dung lý thuyết và bài tập vận dụng về Số tự nhiên - Các phép tính về số tự nhiên - Tổng, hiệu tỉ số - Toán tư duy lớp 4. Hi vọng những chia sẻ vừa rồi của MATHX sẽ giúp các em có thêm hành trang vững bước trong quá trình học tập của bản thân. Chúc các em học tập hiệu quả!!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các khóa học Toán Lớp 4 gồm các khóa học ôn tập hè, luyện toán tiếng anh, toán tư duy, toán nâng cao, luyện đề học sinh giỏi… trong link sau: Các khóa học toán lớp 4 tại MATHX
Lưu ý: Các em cần Tạo Tài Khoản và Đăng Nhập để có thể xem được những nội dung này