Tính chất của phép nhân là bài tổng hợp, giúp nâng cao kiến thức đại số. Đồng thời làm phong phú thêm những dạng toán với tích. Đó là những bài cơ bản các em học sinh đã được học trước đây. Hôm nay, hãy cùng MATHX tổng hợp một số tính chất của phép nhân toán lớp 4. Đồng thời hướng dẫn các em học sinh giải các bài tập vận dụng online nhé! Chúc các em học tốt!
Quý phụ huynh và các em học sinh xem thêm một số bài viết về kiến thức lớp 4 tại đây:
Ví dụ 1: 241324 × 2 = ?
Vậy: 241324 × 2 = 482648.
Ví dụ 2: 136204 × 4 = ?
Vậy: 136204 × 4 = 544816.
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
7 × 5 và 5 × 7
Ta có: 7 × 5 = 35
5 × 7 = 35
Vậy: 7 × 5 = 5 × 7
b) So sánh giá trị của hai biểu thức a × b và b × a trong bảng sau:
Ta thấy giá trị của a × b và của b × a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
\(a \times b = b \times a\) |
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
a) 35 × 10 = ?
35 × 10 = 10 × 35
= 1 chục × 35 = 35 chục = 350.
Vậy: 35 × 10 = 350
Khi nhân một số tự nhiên với 1010 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 00 vào bên phải số đó.
b) Ngược lại, từ 35 × 10 = 350
ta có: 350 : 10 = 35
Khi chia số tròn chục cho 1010 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 00 ở bên phải số đó.
Tương tự, ta có:
a) 35 × 100 = 3500 b) 35 × 1000=35000
3500: 100 = 35 35000 : 1000 = 35
- Khi nhân số tự nhiên với 10,100,1000,...10,100,1000,... ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba ... chữ số 00 vào bên phải số đó. - Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn ... cho 10,100,1000,...10,100,1000,... ta chỉ việc bỏ bớt một, hai, ba, ... chữ số 00 ở bên phải số đó. |
a) Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức:
(2 × 3) × 4 và 2 × (3 × 4)
Ta có: (2 × 3) × 4 = 6 × 4 = 24
2 × (3 × 4) = 2 × 12 = 242
Vậy: (2 × 3) × 4 = 2 × (3 × 4)
b) So sánh giá trị của hai biểu thức (a × b) × c và a × (b × c) trong bảng sau:
Ta thấy giá trị của (a × b) × c và của a × (b × c) luôn bằng nhau, ta viết:
(a × b) × c = a × (b × c) |
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a × b × c như sau:
a × b × c = (a × b) × c = a × (b × c)
Ví dụ 1: 1324 × 20 = ?
Ta có thể tính như sau:
Ta đặt tính rồi tính như sau:
1324 × 20 = 26480
Ví dụ 2: 230 × 70 = ?
Ta có thể chuyển thành nhân một số với 100 như sau:
Ta đặt tính rồi tính như sau:
230 × 70 = 16100.
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
4 × (3 + 5) và 4 × 3 + 4 × 5
Ta có: 4 × (3 + 5) = 4 × 8 = 32
4 × 3 + 4 × 5 = 12 + 20 = 32
Vậy: 4 × (3 + 5) = 4 × 3 + 4 × 5
Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
a × (b + c) = a × b + a × c |
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
3 × (7 − 5) và 3 × 7 − 3 × 5
Ta có: 3 × (7 − 5) = 3 × 2 = 6
3 × 7 − 3 × 5 = 21 − 15 = 6
Vậy: 3 × (7 − 5) = 3 × 7 − 3 × 5
Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với một số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
a × (b − c) = a × b − a × c |
Ví dụ: 36 × 23 = ?
a) Ta có thể tính như sau:
36 × 23 = 36 × (20 + 3)
= 36 × 20 + 36 × 3
= 720 + 108
= 828
b) Thông thường ta đặt tính và tính như sau:
c) Trong cách tính trên:
+) 492 gọi là tích riêng thứ nhất.
+) 72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ thì phải là 720.
Ví dụ 1: 27 × 11 = ?
Đặt tính và tính:
Hai tích riêng đều bằng 27. Khi cộng hai tích riêng, ta chỉ cần cộng hai chữ số của số 27.
(2 + 7 = 9) rồi viết 99 vào giữa hai chữ số của 27.
Từ đó ta có cách nhẩm:
+) 2 cộng 7 bằng 9;
+) Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27, được 297.
Ví dụ 2: 48 × 11 = ?
Đặt tính và tính:
Ta có cách nhẩm:
+) 4 cộng 8 bằng 12;
+) Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48, được 428.
+) Thêm 1 vào 4 của 428, được 528.
Muốn nhân nhẩm một số có hai chữ số với 1111 ta lấy chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị: - Nếu tổng tìm được bé hơn 1010 thì ta viết tổng vào giữa hai chữ số đã cho. - Nếu tổng tìm được lớn hơn 1010 thì ta viết chữ số hàng đơn vị của tổng đó vào giữa hai chữ số đã cho và cộng thêm 11 vào chữ số hàng chục của số đã cho. |
Ví dụ 1: 164 × 123 = ?
a) Ta có thể tính như sau:
b) Thông thường ta đặt tính và tính như sau:
c) Trong cách tính trên:
+) 492 gọi là tích riêng thứ nhất.
+) 328 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột (so với tích riêng thứ nhất) vì đây là 328 chục, viết đầy đủ là 3280.
+) 164 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái hai cột (so với tích riêng thứ nhất) vì đây là 164 trăm, viết đầy đủ là 16400.
Ví dụ 2: 258 × 203 = ?
{{64499}}
Trên đây là một số tính chất của phép nhân và bài tập dụng online toán lớp 4. Tuy đây chỉ là các kiến thức cơ bản nhưng lại là nền móng vô cùng quan trọng để học những kiến thức sâu hơn. Các bậc phụ huynh cần cho con em mình học đúng phương pháp để đạt tích lũy được đủ kiến thức tránh để con học mất gốc.
Tham khảo thêm nội dung kiến thức toán lớp 4 kèm câu hỏi vận dụng online tại đây:
ÔN TẬP VỀ DẤU HIỆU CHIA HẾT VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG ONLINE - TOÁN LỚP 4
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN, TÍNH CHẤT KẾT HỢP, BIỂU THỨC CHỨA HAI, BA CHỮ - TOÁN LỚP 4