Tính chất giao hoán; tính chất kết hợp; biểu thức chứa hai, ba chữ; tìm hai số khi biết tổng và hiệu... là những kiến thức quan trọng và được vận dụng rất nhiều không chỉ trong chương trình toán lớp 4 mà trong những chương trình toán lớp cao hơn ta vẫn thường xuyên gặp những bài toán cần áp dụng những kiến thức này. Vì vậy mathx.vn biên soạn chi tiết các nội dung này kèm bài tập vận dụng online nhằm giúp các em ôn tập và củng cố vững kiến thức. Chúc các em học tốt
So sánh giá trị của hai biểu thức a + b và b + a trong bảng sau:
Ta thấy giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau, ta viết:
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
So sánh giá trị của hai biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong bảng sau:
Ta thấy giá trị của (a + b) + c và của a + (b + c) luôn luôn bằng nhau, ta viết:
Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a+b+c như sau:
Số cá câu được có thể là:
a + b là biểu thức có chứa hai chữ.
- Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5; 5 là một giá trị của biểu thức a+b.
- Nếu a = 4 và b = 0 thì a + b = 4 + 0 = 4; 4 là một giá trị của biểu thức a+b.
- Nếu a = 0 và b = 1 thì a + b = 0 + 1 = 1; 1 là một giá trị của biểu thức a+b.
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b .
Ví dụ: An, Bình và Cường cùng đi câu cá. An câu được ... con cá. Bình câu được ... con cá, Cường câu được ... con cá. Cả ba người câu được ... con cá.
Số cá câu được có thể là:
a + b + c là biểu thức có ba chữ.
- Nếu a = 2; b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 5 + 4 = 9;
9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Nếu a = 5; b = 1 và c = 0 thì a + b + c = 5 + 1 + 0 = 6 + 0 = 6;
6 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Nếu a = 1; b = 0 và c = 2 thì a + b + c = 1 + 0 + 2 = 1 + 2 = 3;
3 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Biểu thức có chứa hai chữ bao gồm số, dấu tính và hai chữ.
- Biểu thức có chứa ba chữ bao gồm số, dấu tính và ba chữ.
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tìm được một giá trị của biểu thức ban đầu.
Bài toán: Tổng của hai số là 7070. Hiệu của hai số đó là 1010. Tìm hai số đó.
Cách thứ nhất:
Bài giải
Hai lần số bé là:
70 − 10 = 60
Số bé là:
60 : 2 = 30
Số lớn là:
30 + 10 = 40
Đáp số: Số lớn: 40;
Số bé: 30.
Nhận xét:
Cách thứ hai:
Hai lần số lớn là:
70 + 10 = 80
Số lớn là:
80 : 2 = 40
Số bé là:
40 − 10 = 30
Đáp số: Số lớn: 40;
Số bé: 30.
Nhận xét:
Chú ý: Khi làm bài, học sinh có thể giải bài toán bằng một trong hai cách nêu trên.
Trên đây là những kiến thức về tính chất giao hoán; tính chất kết hợp; biểu thức chứa hai, ba chữ; tìm hai số khi biết tổng và hiệu kèm một số bài tập trắc nhiệm vận dụng. Các em học sinh tiếp tục theo dõi Mathx để củng cố thêm vốn kiến thức toán học của bản thân nhé. Chúc các em học tốt!!
Tham khảo thêm nội dung kiến thức toán lớp 4 kèm câu hỏi vận dụng online tại đây:
PHÉP CHIA CHO TỔNG, TÍCH, MỘT, HAI VÀ BA CHỮ SỐ KÈM BÀI TẬP VẬN DỤNG ONLINE - TOÁN LỚP 4
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG ONLINE - TOÁN LỚP 4