Phép chia một tổng cho một số, chia số cho một tích, chia hai số tận cùng là các chữ số 0, chia số có một, hai và ba chữ số. Là một phép toán quan trọng trong chương trình toán lớp 4 và có những tính chất đặc biệt. Quy tắc thực hiện phép chia được áp dụng để tính toán kết quả chính xác. Hiểu và sử dụng đúng các tính chất của phép chia giúp học sinh nắm vững kiến thức và giải quyết các bài tập liên quan một cách dễ dàng. Bài viết này MATHX biên soạn chi tiết các nội dung này kèm bài tập vận dụng online nhằm giúp các em ôn tập và củng cố vững kiến thức. Chúc các em học tốt
Quý phụ huynh và các em học sinh xem thêm một số bài viết về kiến thức lớp 4 tại đây:
TOÁN NÂNG CAO LỚP 4 - DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, 3, 5, 9
TOÁN NÂNG CAO LỚP 4 - MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ CHIA TỈ LỆ
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
(35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
Ta có: (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
Vậy: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
Ví dụ 1: 128472 : 6 = ?
Vậy 128472 : 6 = 21412.
Ví dụ 2: 230859 : 5 = ?
Vậy: 230859 : 5 = 46171 (dư 4).
Tính và so sánh giá trị của các biểu thức:
24 : (3 × 2); 24 : 3 : 2; 24 : 2 : 3
Ta có:
24 : (3 × 2) = 24 : 6 = 42
\(24:3:2=8:2=4\)
\(24:2:3=12:3=4\)
Vậy: \(24:\;(3\times2)\;=\;24:3:2\;=\;24:2:3\)
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
a) Tính và so sánh giá trị của các biểu thức:
(9 × 15) : 3; 9 × (15 : 3); (9 : 3) × 15
Ta có:
(9 × 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 × (15 : 3) = 9 × 5 = 45
(9 : 3) × 15 = 3 × 15 = 45
Vậy: (9 × 15) : 3 = 9 × (15 : 3) = (9 : 3) × 15.
b) Tính và so sánh giá trị của các biểu thức:
(7 × 15) : 3 và 7 × (15 : 3)
Ta có:
(7 × 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 × (15 : 3) = 7 × 5 = 35
Vậy: (7 × 15) : 3 = 7 × (15 : 3).
Nhận xét: Ta không tính (7 : 3) × 15 vì 7 không chia hết cho 3.
Quy tắc: Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.
a) 320 : 40 = ?
320 : 40 = 8
Nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4.
Khi thực hiện phép chia 320 : 40, ta có thể cùng xóa một chữ số 00 ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như thường.
b) 32000 : 400 = ?
32000 : 400 = 80
Nhận xét: 32000 : 400 = 320: 4.
Khi thực hiện phép chia 32000 : 400, ta có thể cùng xóa hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như thường.
c) Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể cùng xóa một, hai, ba, … chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như bình thường.
Ví dụ 1: 672 : 21 = ?
Vậy 672 : 21 = 32.
Ví dụ 2: 779 : 18 = ?
Vậy 779 : 18 = 43 (dư 55).
Ví dụ 3: 8192 : 64 = ?
Vậy 8192 : 64 = 128.
Ví dụ 4: 1154 : 62 = ?
Vậy 1154 : 62 = 1811 (dư 3838).
Ví dụ 5: 10105 : 43 = ?
Vậy 10105 : 43 = 235.
Ví dụ 1: 1944 : 162 = ?
Vậy 1944 : 162 = 12.
Ví dụ 2: 8469 : 241 =?
Vậy 8469 : 241 = 358 (dư 34).
Ví dụ 3: 41535 : 195 = ?
Vậy 41535 : 195 = 213.
Ví dụ 4: 80120 : 245 = ?
Vậy 80120 : 245 = 327 (dư 5).
Trên đây là ôn tập kiến thức về phép chia và bài tập dụng online toán lớp 4. Tuy đây chỉ là các kiến thức cơ bản nhưng lại là nền móng vô cùng quan trọng để học những kiến thức sâu hơn. Các bậc phụ huynh cần cho con em mình học đúng phương pháp để đạt tích lũy được đủ kiến thức tránh để con học mất gốc.
Tham khảo thêm nội dung kiến thức toán lớp 4 kèm câu hỏi vận dụng online tại đây:
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN, TÍNH CHẤT KẾT HỢP, BIỂU THỨC CHỨA HAI, BA CHỮ - TOÁN LỚP 4
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG ONLINE - TOÁN LỚP 4