Cùng thầy/cô MATHX tổng hợp các kiến thức ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 3 giúp học sinh có kế hoạch và phương pháp học tập hiệu quả nhằm đạt được kết quả tốt trong kì thi học kì sắp tới. Nội dung kiến thức ôn tập sẽ bao gồm: Cộng trừ các số có 3 chữ số; Nhân, chia số có 2 chữ số hoặc 3 chữ số với số có 1 chữ số; Góc vuông, góc không vuông; Bảng đơn vị đo độ dài; So sánh số lớn gấp mấy lần số bé; So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn; Tìm 1 trong các phần bằng nhau; Gấp một số lên nhiều lần; Giảm đi một số lần; Tính giá trị biểu thức
Để đạt được thành tích tốt trong kì thi sắp tới, các em cần ôn tập kỹ các nội dung sau:
Cộng trừ các số có 3 chữ số
Nhân, chia số có 2 chữ số hoặc 3 chữ số với số có 1 chữ số
Góc vuông, góc không vuông
Bảng đơn vị đo độ dài
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
Tìm 1 trong các phần bằng nhau
Gấp một số lên nhiều lần
Giảm đi một số lần
Tính giá trị biểu thức
Muốn cộng hoặc trừ các số có ba chữ số (không nhớ) ta làm như sau:
+ Đặt tính: Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
+ Tính: Thực hiện tính từ phải sang trái.
Ví dụ: Đặt tính và tính:
123 + 456
\(\eqalign{ & \underline { + \matrix{ {123} \cr {456} \cr } } \cr & {\rm{}}\ \ \ \ 579\cr}\)
Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái.
+) 3 cộng 6 bằng 9, viết 9
+) 2 cộng 5 bằng 7, viết 7
+) 1 cộng 4 bằng 5, viết 5
Vậy: 123 + 456 = 579
456 - 123
\(\eqalign{ & \underline { - \matrix{ {456} \cr {123} \cr } } \cr & {\rm{}}\ \ \ \ 333\cr}\)
Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái.
+) 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
+) 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
+) 4 trừ 1 bằng 3, viết 3
Vậy: 456 - 123 = 333
Muốn cộng hoặc trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần) ta làm như sau:
+. Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
+. Thực hiện phép cộng từ phải sang trái, có nhớ một lần ta mượn một đơn vị ở hàng bên cạnh.
Ví dụ:
654 + 246
\(\eqalign{ & \underline { + \matrix{ {654} \cr {246} \cr } } \cr & {\rm{}}\ \ \ \ 900\cr}\)
Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái.
+) 4 cộng 6 bằng 10, viết 0 nhớ 1
+) 5 cộng 4 bằng 9 thêm 1 là 10, viết 0 nhớ 1
+) 6 cộng 2 bằng 8 thêm 1 là 9, viết 9
Vậy: 654 + 246 = 900
543 - 227
\(\eqalign{ & \underline { - \matrix{ {543} \cr {227} \cr } } \cr & {\rm{}}\ \ \ \ 316\cr}\)
Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái.
* 3 không trừ được cho 7, lấy 13 trừ 7 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
* 2 thêm 1 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1, viết 1.
* 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
Vậy: 543 - 227 = 316
- Phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ):
Bước 1: Lấy số có một chữ số nhân với chữ số hàng đơn vị của số có hai chữ số.
Bước 2: Lấy số có một chữ số nhân với chữ số hàng chục có trong số có hai chữ số.
Ví dụ:
12 x 4
\(\eqalign{ & \underline { \times \matrix{ {12} \cr {4} \cr } } \cr & {\rm{}}\ \ \ \ 48\cr}\)
Thực hiện phép toán theo thứ tự từ phải sang trái.
* 2 nhân 4 bằng 8, viết 8.
* 1 nhân 4 bằng 4, viết 4.
Vậy: 12 x 4 = 48
Nhận xét: Trong một phép nhân, nếu giữ nguyên một thừa số và thừa số còn lại gấp lên bao nhiêu lần thì tích mới cũng gấp lên bấy nhiêu lần so với tích cũ.
- Phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số (không nhớ):
Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có ba chữ số, thừa số thứ hai là số có một chữ số; các chữ số cùng một hàng đặt thẳng với nhau.
Thực hiện phép tính nhân bằng cách lấy số có một chữ số nhân với từng chữ số của số có ba chữ số theo thứ tự từ phải sang trái.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính
437 × 2
\(\eqalign{ & \underline { \times \matrix{ {437} \cr {2} \cr } } \cr & {\rm{}}\ \ \ \ 874\cr}\)
Giải:
- Hàng đơn vị: 2 nhân 7 bằng 14, viết 4 nhớ 1
- Hàng chục: 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7
- Hàng trăm: 2 nhân 4 bằng 8, viết 8
Vậy 437 × 2 = 874
-Chia số có hai chữ số với số có một chữ số
Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, đặt số đúng vị trí của số bị chia, số chia, thương.
Bước 2: Thực hiện phép chia.
-Chia số có ba chữ số với số có một chữ số
Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, đặt số đúng vị trí của số bị chia, số chia, thương.
Bước 2: Thực hiện phép chia.
Cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ):
Bước 1: Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có hai chữ số, thừa số thứ hai là số có một chữ số, thẳng với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất.
Bước 2: Thực hiện phép nhân tương tự như phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số đã học trước đó
+) Khi nhân thừa số thứ hai với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất được số lớn hơn hoặc bằng 10 thì ta chỉ viết chữ số hàng đơn vị và nhớ số chục lên hàng chục.
+) Thực hiện nhân tiếp thừa số thứ hai với chữ số hàng chục của thừa số thứ nhất rồi cộng với số vừa nhớ. Từ đó ta tìm được kết quả của phép nhân.
Chú ý: Phép nhân thừa số có một chữ số với chữ số hàng chục của số có hai chữ số, nếu có giá trị lớn hơn 10 thì em viết kết quả vừa tìm được như bình thường, không cần nhớ chữ số hàng chục.
Góc vuông là góc được cắt nhau bởi hai đường thẳng, đoạn thẳng tạo với nhau một góc 90 độ
Ví dụ:
Hình ảnh vuông góc minh họa:
+. Cạnh OA và cạnh OB cắt nhau ở đỉnh O
+. Cạnh OA và cạnh OB cắt với nhau một góc 90 độ
Góc không vuông là góc có số đo khác 90 độ
Ví dụ:
+. Góc AOB là góc không vuông đỉnh O
+. Góc MON là góc không vuông đỉnh O
+. Góc COD là góc không vuông đỉnh O
Các em học sinh xem thêm: 3 Dạng toán đặc biệt thường gặp trong Toán tư duy lớp 3 - MATHX
Để tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé ( hai số có cùng đơn vị đo)
ví dụ:
Đoạn thẳng AB dài 8cm, đoạn thẳng CD dài 2cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?
Tóm tắt:
Bài giải
Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD một số lần là:
8 : 2 = 4 (lần)
Đáp số: 4
Cách giải và trình bày bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn:
Bước 1: Tính số lớn gấp số bé bao nhiêu lần
Bước 2: Trả lời số bé bằng một phần mấy của số lớn.
Ví dụ: Cho đoạn thẳng AB = 2cm và đoạn thẳng CD = 6cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy đoạn thẳng CD ?
Tóm tắt:
Bài giải:
Đoạn thẳng CD dài gấp đoạn thẳng AB số lần là:
6 : 2 = 3 (lần)
Độ dài đoạn thẳng AB bằng ⅓ độ dài đoạn thẳng CD.
Đáp số: 1/3
Phụ huynh và các em tham khảo thêm một số dạng bài so sánh toán lớp 3 tại đây: SO SÁNH - PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000 - TOÁN LỚP 3 - TUẦN 20
Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
Ví dụ:
⅕ của 15 cái bánh bằng bao nhiêu?
Cách làm:
Chia 15 cái bánh ra thành 5 phần bằng nhau. Mỗi phần đó là ⅕ số bánh.
Bài giải:
⅕ của 15 cái bánh là:
15 : 5 = 3 (cái bánh)
Đáp số:
3 cái bánh.
Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần.
Bài toán:
Đoạn thẳng AB dài 5cm. Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
Bài toán: Cho đoạn thẳng AB dài 8cm, đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần. Tìm độ dài của đoạn thẳng CD.
Tóm tắt:
Cách giải:
Độ dài của đoạn thẳng CD là:
8 : 4 = 2 (cm)
Đáp số:
2 cm
+ Biểu thức số học bao gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.
+ Giá trị của biểu thức: Là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Trong biểu thức chỉ có chứa phép cộng và phép trừ, ta thực hiện các phép tính theo chiều từ trái sang phải
- Trong biểu thức chỉ có chứa hai phép toán nhân, chia, ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- Biểu thức có dấu ngoặc thì cần tính các phép tính trong ngoặc trước rồi thực hiện các phép toán ngoài ngoặc theo thứ tự nhân, chia trước; cộng, trừ sau.
- Trong biểu thức chỉ chứa phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
- Trong biểu thức có chứa phép tính nhân, chia và phép tính cộng, trừ
Bước 1: Thực hiện phép nhân, chia trước.
Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ theo thứ tự từ trái sang phải.
Ví dụ:
268 − 68 + 17
41 × 5 − 100
Giải:
268 − 68 + 17 = 200 + 17 = 217
41 × 5 − 100 = 205 − 100 = 105
Bước 1: Tính giá trị của các phép toán đã cho trong các vế
Bước 2: So sánh các giá trị vừa tìm được và điền dấu (nếu có yêu cầu)
Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
(11 + 12) × 3 .... 45
Giải
Ta có:
(11 + 12) × 3 = 23 × 3 = 69
Vậy
(11 + 12) × 3 > 45
Dấu cần điền vào chỗ chấm là dấu “>”
Bước 1: Đọc và phân tích đề, xác định các số đã biết, yêu cầu của đề bài.
Bước 2: Tìm cách giải cho bài toán, dựa vào các từ khóa như thêm, bớt, gấp, giảm đi, chia đều… để có dùng phép tính phù hợp.
Bước 3: Trình bày bài toán rõ ràng: Câu lời giải, phép tính và đáp số.
Bước 4: Kiểm tra lời giải và kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Em hái được 12 bông hoa, chị hái được 13 bông hoa. Sau đó cả hai chị em gói số hoa vừa hái thành 5 bó. Hỏi mỗi bó có bao nhiêu bông hoa ?
Phân tích đề và tìm cách giải:
Đề bài đã cho số hoa của mỗi người, số bó hoa và yêu cầu tìm số hoa của một bó
Muốn tìm lời giải ta cần:
- Tìm tất cả số hoa hái được của hai người.
- Tìm số hoa của mỗi bó bằng cách thực hiện phép tính chia.
Giải:
Em và chị hái được số hoa là:
12 + 13 = 25 (bông)
Mỗi bó hoa có số bông là:
25 : 5 = 5 (bông)
Đáp số: 5 bông
Xem thêm một số bài toán về tính giá trị biểu thức: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC - TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC - TOÁN LỚP 3 - TUẦN 16
Trên đây là những nội dung quan trọng để củng cố kiến thức ôn thi học kì 1 toán lớp 2. Hi vọng những chia sẻ của MATHX vừa rồi sẽ giúp các em có thêm hành trang vững bước trong quá trình học tập của bản thân. Chúc các em học tập hiệu quả!!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các khóa học Toán Lớp 3 gồm các khóa học ôn tập hè, luyện toán tiếng anh, toán tư duy, toán nâng cao, luyện đề học sinh giỏi… trong link sau: Các khóa học toán lớp 3 tại Mathx
Lưu ý: Các em cần Tạo Tài Khoản và Đăng Nhập để có thể xem được những nội dung này