Banner trang chi tiết
MathX Cùng em học toán > 3 DẠNG TOÁN ĐẶC BIỆT THƯỜNG GẶP TRONG TOÁN TƯ DUY LỚP 3 - MATHX

3 DẠNG TOÁN ĐẶC BIỆT THƯỜNG GẶP TRONG TOÁN TƯ DUY LỚP 3 - MATHX

 

Hiện nay, Toán tư duy không còn xa lạ với các em học sinh và cả các bậc phụ huynh. Thầy cô MATHX biên soạn gửi đến các em học sinh 3 dạng toán đặc biệt thường gặp trong toán tư duy lớp 3 gồm những bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, bài toán rút về đơn vị, bài toán về tuổi. Đây là những dạng toán rất hay gặp trong các kì thi toán quốc tế TIMO, ASMO,IKMC….. và sẽ giúp các em kích thích trí tưởng tượng và phát triển tư duy tốt nhất. Mời các em học sinh và phụ huynh cùng tham khảo!.

 

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

 

1. Dạng toán đặc biệt so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn

 

+ Bước 1: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé (thực hiện phép chia)

 

+ Bước 2: Kết luận (Số lớn gấp a lần số bé thì số bé bằng \(\dfrac{1}{a}\) số lớn)

 

=> Ví dụ: Biết \(\dfrac{1}{3}\) tấm vải đỏ dài 8m. Tấm vải xanh dài 4m. Hỏi tấm vải xanh dài bằng một phần mấy tấm vải đỏ?

 

Giải:

 

Tấm vải đỏ dài số mét là:

 

8 x 3 = 24 (m)

 

Tấm vải đỏ dài gấp tấm vải xanh số lần là:

 

24 : 4 = 6 (lần)

 

Vậy tấm vải xanh dài bằng \(\dfrac{1}{6}\) tấm vải đỏ.

 

Đáp số: \(\dfrac{1}{6}\)

 

Các em có thể tham khảo thêm một số kiến thức toán lớp 3 quan trọng trong bài sau: HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH VUÔNG - TOÁN LỚP 3 - TUẦN 17

 

2. Dạng toán đặc biệt bài toán rút về đơn vị

 

a) Dạng 1:

 

+ Bước 1: Tính giá trị của một phần (làm phép chia)

 

+ Bước 2: Tính giá trị của nhiều phần (làm phép nhân)

 

=> Ví dụ: Một quầy tạp hóa có 9 thùng cốc. Sau khi bán đi 450 cái cốc thì quầy đó còn lại 6 thùng cốc. Hỏi trước khi bán quầy đó có bao nhiêu cái cốc?

 

Giải:

 

Quầy tạp hoá đã bán được số thùng cốc là:

 

9 – 6 = 3 (thùng)

 

Mỗi thùng có số cái cốc là:

 

450 : 3 = 150 (cái)

 

Trước khi bán quầy đó có số cái cốc là:

 

150 x 9 = 1350 (cái)

 

Đáp số: 1350 cái cốc

 

Các em học sinh ôn tập thêm trong chuyên đề sau: CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP VẼ SƠ ĐỒ, BÀI TOÁN RÚT VỀ ĐƠN VỊ - TOÁN NÂNG CAO LỚP 3

 

b) Dạng 2:

 

+ Bước 1: Tính giá trị của một phần (làm phép chia)

 

+ Bước 2: Tính số phần (làm phép chia)

 

=> Ví dụ: Một cửa hàng có 9 thùng nước mắm như nhau tổng cộng 45lít, cửa hàng đã bán hết 10 lít nước mắm. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu thùng nước mắm như thế?

 

Giải:

 

Mỗi thùng có số lít nước mắm là:

 

45 : 9 = 5 (lít)

 

Cửa hàng đã bán hết số thùng nước mắm là:

 

10 : 5 = 2 (thùng)

 

Cửa hàng còn lại số thùng nước mắm là:

 

9 – 2 = 7 (thùng)

 

Đáp số: 7 thùng nước mắm

 

3. Dạng toán đặc biệt bài toán về tuổi

 

=> Ví dụ: Tuổi của mẹ và con hiện nay là 54 tuổi, biết rằng tuổi của mẹ gấp 5 lần tuổi con. Hỏi hai năm nữa mẹ bao nhiêu tuổi?

 

Giải:

 

Tuổi con hiện nay là:

 

54 : 6 = 9 (tuổi)

 

Tuổi mẹ hiện nay là:

 

54 – 9 = 45 (tuổi)

 

Tuổi mẹ hai năm nữa là:

 

45 + 2 = 47 (tuổi)

 

Đáp số: 47 tuổi

 

Các em xem thêm một số bài toán tính tuổi khác tại đây: TOÁN NÂNG CAO LỚP 3 - MỘT SỐ BÀI TOÁN TÍNH TUỔI

 

BÀI TẬP VẬN DỤNG (ĐÁP ÁN + LỜI GIẢI)

 

Câu 1. Băng giấy hồng dài 80cm. Băng giấy xanh dài hơn băng giấy hồng 30cm và ngắn hơn băng giấy tím 10cm. Hỏi cả ba băng giấy dài bao nhiêu xăng – ti – mét?

 

A. 210

 

B. 320

 

C. 120

 

D. 310

 

Giải:

 

Độ dài băng giấy xanh là:

 

80 + 30 = 110 (cm)

 

Độ dài băng giấy tím là: 

 

110 + 10 = 120 (cm)

 

Độ dài cả 3 băng giấy là:

 

80 + 110 + 120 = 310 (cm)

 

Chọn phương án D

 

Đáp số:  D. 310

 

Câu 2. Biết \(\dfrac{1}{4}\) băng giấy xanh dài 6m và băng giấy xanh dài bằng \(\dfrac{1}{2}\) băng giấy đỏ. Hỏi cả hai băng giấy dài bao nhiêu mét?

 

A. 48

 

B. 64

 

C. 72

 

D. 80

 

Giải:

 

Độ dài băng giấy xanh là:

 

6 x 4 = 24 (cm)

 

Độ dài băng giấy đỏ là:

 

24 x 2 = 48 (cm)

 

Độ dài cả hai băng giấy là:

 

24 + 48 = 72 (cm)

 

Chọn phương án C

 

Đáp sốC. 72

 

Câu 3. Giải bài toán theo tóm tắt dưới đây.

 

giải dạng toán đặc biệt toán tư duy lớp 3

 

A. 78 cây bút 

 

B. 162 cây bút 

 

C. 152 cây bút 

 

Giải:

 

Theo sơ đồ ta tính được

 

Số bút Khánh có là:

 

84 - 6 = 78 (cây bút)

 

Hai bạn Nam và Khánh có tổng số bút là:

 

84 + 78 = 162 (cây bút)

 

Chọn phương án B

 

Đáp số: B. 162 cây bút

 

Câu 4. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

 

giải bài dạng toán đặc biệt toán tư duy lớp 3

 

A. 43

 

B. 49

 

C. 68

 

Giải:

 

Ta có số 294 gấp 6 lần số cần tìm

 

Suy ra số cần tìm là:

 

294 : 6 = 49

 

Chọn phương án B

 

Đáp số: B. 49

 

Câu 5. Có 400 cuốn sách đựng trong 4 ngăn. Biết ngăn 1 có 97 cuốn sách. Sau khi chuyển 25 cuốn sách từ ngăn 2 sang ngăn 4, thì số sách của ngăn 2, ngăn 3 và ngăn 4 bằng nhau. Tính số sách ban đầu của ngăn 4.
 

A. 76

 

B. 101

 

C. 86

 

D. 67

 

Giải:

 

Tổng số sách của ngăn 2, 3, 4 là:

 

400 - 97 = 303 (cuốn sách)

 

Để ngăn 2, 3, 4 có số sách bằng nhau, mỗi ngăn sẽ phải có số sách là:

 

303 : 3 = 101 (cuốn sách)

 

Vì chuyển 25 cuốn sách từ ngăn 2 sang ngăn 4 thì số sách 3 ngăn bằng nhau

 

Suy ra số sách ban đầu của ngăn 4 là:

 

101 - 25 = 76 (cuốn sách)

 

Chọn đáp án A

 

Đáp số:  A.76

 

Câu 6. Để đến trường, An phải đi qua chợ. Biết đoạn đường từ chợ đến trường dài 900m và gấp 3 lần đoạn đường từ nhà đến chợ. Hỏi đoạn đường từ nhà An đến trường dài bao nhiêu mét?

 

A. 2700

 

B. 1400

 

C. 1200

 

D. 1800

 

Giải:

 

Vì đoạn đường từ chợ đến trường dài gấp 3 lần đoạn đường từ nhà An đến chợ

 

Suy ra chiều dài đoạn đường từ nhà An đến chợ là:

 

900 : 3 = 300 (m)

 

Chiều dài đoạn đường từ nhà An đến trường là:

 

900 + 300 = 1200 (m)

 

Chọn phương án C

 

Đáp số: C. 1200 
 

Câu 7. Năm nay Liên 8 tuổi. Tuổi Liên bằng \(\dfrac{1}{4}\) tuổi mẹ, và tuổi bà thì gấp 2 lần tuổi mẹ. Hỏi năm nay bà bao nhiêu tuổi?

 

A. 32

 

B. 60

 

C. 74

 

D. 64

 

Giải:

 

Số tuổi của mẹ Liên năm nay là:

 

8 x 4 = 32 (tuổi)

 

Số tuổi của bà Liên năm nay là:

 

32 x 2 = 64 (tuổi)

 

Chọn phương án D

 

Đáp số: D. 64

 

Câu 8. Hiện nay tổng tuổi con và bố là 56 tuổi. Biết tuổi con bằng \(\dfrac{1}{6}\) tuổi bố. Hỏi 5 năm nữa bố hơn con bao nhiêu tuổi?

 

A. 13

 

B. 53

 

C. 40

 

D. 45

 

Giải:

 

Ta có tuổi của con bằng \(\dfrac{1}{6}\) tuổi bố suy ra tuổi của con là 1 phần thì tuổi của bố là 6 phần

 

Tổng số phần bằng nhau của tuổi bố và con là:

 

1 + 6 = 7 (phần)

 

Giá trị của 1 phần là: 56 : 7 = 8 (tuổi)

 

Suy ra số tuổi của con hiện nay là: 8 tuổi.

 

Số tuổi của bố hiện nay là:

 

8 x 6 = 48 (tuổi)

 

Vì hiện tại hay sau 5 năm nữa thì số tuổi của bố hơn con không thay đổi

 

Ta có số tuổi của bố hơn con sau 5 năm là:

 

48 - 8 = 40 (tuổi)

 

Chọn phương án C

 

Đáp số: C. 40
 

Câu 9. Ông năm nay hơn cháu 49 tuổi, 4 năm nữa tuổi ông gấp 8 lần tuổi cháu. Hỏi hiện tại cháu bao nhiêu tuổi?

 

A. 7 tuổi 

 

B. 5 tuổi 

 

C. 3 tuổi

 

Giải:

 

Ta có 4 năm nữa thì tuổi ông gấp 8 lần tuổi cháu. Vậy nếu tuổi cháu là 1 phần thì tuổi của ông sẽ là 8 phần

 

Hiệu số phần bằng nhau giữa tuổi ông và tuổi cháu là:

 

8 - 1 = 7 (phần)

 

Giá trị của 1 phần là: 49 : 7 = 7 (tuổi)

 

Suy ra số tuổi cháu sau 4 năm là: 7 tuổi

 

Tuổi của cháu hiện tại là:

 

7 - 4 = 3 (tuổi)

 

Chọn phương án C

 

Đáp số: C. 3 tuổi

 

Trên đây là những nội dung quan trọng về 3 dạng toán đặc biệt thường gặp trong Toán tư duy lớp 3. Hi vọng những chia sẻ của MATHX vừa rồi sẽ giúp các em có thêm hành trang vững bước trong quá trình học tập của bản thân. Chúc các em học tập hiệu quả!!

 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các khóa học Toán Lớp 3 gồm các khóa học ôn tập hè, luyện toán tiếng anh, toán tư duy, toán nâng cao, luyện đề học sinh giỏi… trong link sau: Các khóa học toán lớp 3 tại Mathx

 

Lưu ý: Các em cần Tạo Tài KhoảnĐăng Nhập để có thể xem được những nội dung này 
 


Bài viết liên quan