Cùng thầy/cô MATHX tổng hợp các kiến thức trọng tâm ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 2 giúp học sinh có kế hoạch và phương pháp học tập hiệu quả nhằm đạt được kết quả tốt trong kì thi học kì sắp tới. Nội dung kiến thức ôn tập sẽ bao gồm phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; ôn tập về hình học phẳng như tam giác, tứ giác, hình chữ nhật…; đo lường, giải bài toán có lời văn.
Để đạt được thành tích tốt trong kì thi sắp tới, các em cần ôn tập kỹ các nội dung sau:
Ôn tập phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100
Ôn tập về các đơn vị đo lường
Ôn tập về hình học
Ôn tập giải bài toán có lời văn
Phép cộng có nhớ là các phép cộng mà khi cộng dồn các số hạng thuộc một hàng nào đó lại thì có kết quả lớn hơn 10.
– Ví dụ:
42 + 9 = 51
Ta có:
2 cộng 9 bằng 11, viết 1 nhớ 1
4 cộng 0 bằng 4, thêm 1 bằng 5
Vậy kết quả bằng 51
=>Trong đó: Số 42 là số hạng thứ nhất.
Số 9 là số hạng thứ hai
51 là tổng của phép tính cộng giữa 42 và 9
Phép trừ có nhớ là phép trừ mà khi thực hiện phép tính số bị trừ thuộc hàng nào đó nhỏ hơn số trừ, thì ta cần có nhớ.
– Ví dụ:
32 – 7 = 25
Ta có:
2 không trừ được 7, mượn 1 ở hàng chục là 12, lấy 12 trừ 7 bằng 5, viết 5, nhớ 1
3 trừ 1 bằng 2, viết 2
Vậy kết quả bẳng 25
=> Trong đó: Số 32 là số bị trừ
Số 7 là số trừ
Số 25 là hiệu của phép tính trừ giữa 43 và 7
Chú ý: Khi học phần này học sinh thường quên có nhớ, gặp lúng túng với các phép tính có nhớ. Lời khuyên của thầy cô là các em hãy ghi đầy đủ phép tính ra nháp trước khi viết đáp án vào bài chứ không tính nhẩm trong đầu thì sẽ không bị quên nữa.
Thời gian:
– Ngày, giờ, tháng, năm: Một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
– Giờ, phút: 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây; 1 ngày có 24 giờ.
Ki – lô – gam
– Ki-lô-gam là một đơn vị đo lường. Nó dùng để xác định độ nặng nhẹ của các vật (trọng lượng).
– Ki – lô – gam viết tắt là kg.
– 1 ki – lô – gam = 1 kg; 2 ki – lô – gam = 2 kg; 5 ki – lô – gam = 5 kg;
– Ví dụ: Nam có cân nặng là 40 ki – lô – gam = 40 kg.
Đề – xi – mét
Đề – xi – mét là đơn vị đo độ dài. Đề – xi – mét viết tắt là dm.
1 dm = 10 cm; 10 cm = 1 dm.
Chú ý: Thời gian, đề – xi – mét, ki – lô – gam là những đại lượng gắn liền với thực tế trong cuộc sống thường ngày. Các em học sinh sẽ nhớ nhanh và lâu hơn nếu được thực hành thường xuyên. Phụ huynh hãy cho con tự xem số cân của mình, tự đặt báo thức mỗi sáng cũng như tập xem giờ giấc và tạo thời gian biểu hằng ngày. Nắm rõ phần kiến thức này sẽ giúp con bước đầu làm quen về các đại lượng đơn giản và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.
Các em xem thêm các nội dung bài học về thời gian: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ, NGÀY GIỜ - TOÁN LỚP 2 - TUẦN 16
– Hình tam giác là hình có 3 cạnh, 3 góc tạo từ 3 đường thẳng cắt nhau tại 3 điểm. Hình tam giác có tổng 3 góc bằng 180 độ.
Hình tam giác ABC có:
– Ba cạnh là: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
– Ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
– Ba góc là: Góc ABC, góc BAC, góc ACB
– Tứ giác là một đa giác có 4 cạnh và 4 đỉnh.
– Hình chữ nhật là hình tứ giác đặc biệt vì có 4 góc vuông bằng nhau, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
Chú ý: Trong phần hình học Toán lớp 2, các em cần nhận biết điểm, đếm được số hình của tam giác, tứ giác, hình chữ nhật. bố mẹ nên dạy con đánh số cho hình đơn, đếm đến đâu đánh số đến đó, thì các con sẽ không bị tình trạng đếm thiếu hình.
Phụ huynh có thể cho con em mình tham khảo một số bài tập toán nâng cao về hình học của lớp 2 trong liên kết sau: TOÁN NÂNG CAO LỚP 2 - MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC
Khi gặp bài toán về sâu hơn, nhiều hơn, nặng hơn, cao hơn, chúng ta thường làm phép cộng.
– Ví dụ:
Thư có : 7 bông hoa
Hường nhiều hơn Thư : 4 bông hoa
Hỏi Hường có mấy bông hoa?
– Bài giải:
Hường có số bông hoa là:
7 + 4 = 11 (bông hoa)
Đáp án: 11 (bông hoa).
Khi gặp bài toán về ít hơn, ngắn hơn, thấp hơn, nhẹ hơn chúng ta làm phép trừ.
– Ví dụ:
Xuân có : 7 cái kẹo
Hoàng có ít hơn Xuân : 4 cái kẹo
Hỏi Hoàng có bao nhiêu cái kẹo?
– Bài giải:
Hoàng có số kẹo là:
7 – 4 = 3 (cái kẹo)
Đáp án: 3 (cái kẹo).
Chú ý: Khi ôn tập dạng bài này, học sinh cần so sánh được kết quả với số ban đầu sau đó xác định phép toán. Các em nên học vẽ sơ đồ để quan sát, so sánh tốt hơn. Bố mẹ nên cùng con học thông qua mô hình, thẻ số để con có thể tự lắp ghép các phép tính phù hợp với 1 bài toán thực tế bố mẹ đưa ra thay vì việc con cần ngồi vào bàn học đặt bút viết và tính.
Phụ huynh và các em học sinh xem thêm chuyên đề giải toán có lời văn trong link sau: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN - TOÁN LỚP 2
Trên đây là những nội dung quan trọng để củng cố kiến thức ôn thi học kì 1 toán lớp 2. Hi vọng những chia sẻ của MATHX vừa rồi sẽ giúp các em có thêm hành trang vững bước trong quá trình học tập của bản thân. Chúc các em học tập hiệu quả!!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các khóa học Toán Lớp 2 gồm các khóa học ôn tập hè, luyện toán tiếng anh, toán tư duy, toán nâng cao, luyện đề học sinh giỏi… trong link sau: Các khóa học toán lớp 2 tại Mathx
Lưu ý: Các em cần Tạo Tài Khoản và Đăng Nhập để có thể xem được những nội dung này