Banner trang chi tiết
MathX Cùng em học toán > CÁC DẠNG TOÁN VỀ SỐ TỰ NHIÊN - TOÁN LỚP 6 (PHẦN 2)

CÁC DẠNG TOÁN VỀ SỐ TỰ NHIÊN - TOÁN LỚP 6 (PHẦN 2)

 

Thầy/cô MATHX.VN biên soạn tập hợp các số tự nhiên và các dạng toán về số tự nhiên - Toán lớp 6 (phần 2). Tài liệu gồm lý thuyết trọng tâm, các dạng toán và bài tập chuyên đề tập hợp các số tự nhiên, cách ghi số tự nhiên .... và bài tập vận dụng online có đáp án và lời giải chi tiết, hỗ trợ các em học sinh trong quá trình học tập chương trình Toán 6 phần Số học chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên. Chúc các em học tốt!

 

 

 

Phần I: lý thuyết

 

 

 

1. PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN

 

1.1. Phép nhân số tự nhiên

 

Phép nhân số tự nhiên

 

Phép nhân hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên gọi là tích của a và b, kí hiệu là × b  hoặc b

+...a (Có b số hạng)

 

d

(thừa số) . (thừa số) = (tích)

 

Lưu ý: Nếu các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số thì ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số. Chẳng hạn, a x b = a . b = ab, 2 x a = 2 . a = 2a

 

Ví dụ: Đặt tính nhân 254.45

 

các dạng toán về số tự nhiên - toán lớp 6 (phần 2)

 

2.2. Tính chất của phép nhân

 

Giao hoán: a

 
Kết hợp: (a  .b(c)
  
Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: (cc
 
Phân phối của phép nhân đối với phép trừ: (− c− c
 
Ta hiểu tính chất phân phối ở đây là nếu a nhân với một tổng của b và c thì ta lấy a nhân với b và lấy a nhân với c rồi cộng lại với nhau. Chẳng hạn, 2 . 3 2 . 5 10 16
 

Chú ý:

1) Trong tính nhẩm ta thường sử dụng các kết quả:

2 . 5 = 10

4 . 25 = 100

8 . 125 = 1000

2) Tích (ab)c gọi là tích cả ba số a, b, c và viết gọn là abc

 

Ví dụ: Tính nhẩm 12.25

 

(3 . 4. 25 3 . (4 . 253 . 100 300

1.3. Phép chia hết và phép chia có dư

 

Chia hai số tự nhiên

 

Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó 0, ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho:

 

r trong đó  b 

 

Nếu 0


 thì ta có phép chia hết:

 

(số bị chia) : (số chia) = (thương)

 

Nếu 0 thì ta có phép chia có dư. Ta nói a chia cho b được thương là q và số dư là r. Kí hiệu: q
 

(số bị chia) = (số chia) . (thương) + (số dư)

 

Lưu ý: Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.

 

Ví dụ: Thực hiện các phép chia sau

 

a) 445 : 13 

 

các dạng toán về số tự nhiên - toán lớp 6 (phần 2)

 

 

 

2. CÁC DẠNG TOÁN VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN

 

2.1. Tìm số chưa biết trong một đẳng thức (phép nhân)

 

Phương pháp:

 

+ Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép tính. Chẳng hạn: thừa số bằng tích chia cho thừa số đã biết,…

 

+ Đặc biệt cần chú ý: với mọi a ∈ N ta đều có a . 0; a .1 = a

 

+ Nếu tích hai thừa số bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0.

 

Ví dụ: Tìm x, biết x . 5 = 65

 

Giải:

 

x . 5 = 65

 

x = 65 : 5

 

x = 13

 

2.2 

 

2.2.Tìm số tự nhiên có nhiều chữ số khi biết điều kiện xác định các chữ số trong số đó

 

Phương pháp:

 

Dựa vào điều kiện xác định các chữ số trong số tự nhiên cần tìm để tìm từng chữ số có mặt trong số tự nhiên đó.

 

Ví dụ:

 

Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng khi thêm 21 vào bên trái số đó thì được một số mới gấp 31 lần số cần tìm.


Giải:

 

Gọi số cần tìm là \({\overline{{a b}}}.\) khi viết thêm số 21 vào bên trái số đó ta được số \({\overline{{21a b}}}.\)

 

Vì \({\overline{{21a b}}}.\) gấp 31 lần \({\overline{{a b}}}.\) nên ta có:

 

\({\overline{{a b}}}\times31={\overline{{21a b}}}\)

 

\(\overline{{{a b}}}\times31=2100+\overline{{{a b}}}\)

 

\({\overline{{a b}}}\times31-{\overline{{a b}}}\times1=2100\)

 

\({\overline{{a b}}}\times(31-1)=2100\)

 

\({\overline{{a b}}}\times30=2100\)

 

\({\overline{{a b}}}=2100:30\)

 

\({\overline{{a b}}} = 70\)

 

2.3. Áp dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh

 

Phương pháp:

 

- Quan sát, phát hiện các đặc điểm của các thừa số.

 

- Từ đó, xét xem nên áp dụng tính chất nào (giao hoán, kết hợp, phân phối) để tính một cách nhanh chóng.

 

Đặc biệt: Viết một số dưới dạng một tích để tính nhanh

 

Phương pháp:

 

Bước 1: Căn cứ theo yêu cầu của đề bài, ta có thể viết một số tự nhiên đã cho dưới dạng một tích của hai hay nhiều thừa số.

 

Bước 2: Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp và phân phối để tính một cách hợp lí.

 

2.4. So sánh hai tích mà không tính cụ thể giá trị của chúng

 

Phương pháp:

 

Nhận xét, phát hiện và sử dụng các đặc điểm của các thừa số trong tổng hoặc tích. Từ đó dựa vào các tính chất phép nhân để rút ra kết luận.

 

Ví dụ:

 

So sánh hai tích sau mà không tính giá trị của chúng

 

\(A=2018.2018;B=2017.2019\)

 

Giải:

 

Ta có: 

 

các dạng toán về số tự nhiên - toán lớp 6 (phần 2)

 

 

 

3. CÁC DẠNG TOÁN VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP)

 

3.1. Bài tập về phép chia có dư

 

Phương pháp:

 

Sử dụng định nghĩa của phép chia có dư và công thức:

 

\(a=b.q+r\left(0\lt r\lt b\right)\)

 

Từ công thức trên suy ra :

 

\(b={a}-r):q;q=(a-r):b;r=a-b.q.\)

 

Hay số bị chia = số chia x thương số + số dư

 

Số chia =(số bị chia – số dư) : thương số

 

Thương số = (số bị chia – số dư) : số chia

 

Số dư = số bị chia – số chia x thương số

 

banner học thử lớp 6

 

3.2. Áp dụng tính chất của phép nhân và phép chia để tính nhanh

 

Phương pháp:

 

+ Muốn tìm số bị chia ta, ta lấy thương nhân với số chia.

 

+ Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương.

 

Ví dụ:

 

Tìm số tự nhiên x biết:

 

a) 1236 : x = 12

 

b) x : 5 = 123

 

Giải:

 

a) 1236 : x = 12

 

x = 1236 : 12

 

x = 13

 

b) x : 5 = 123

 

x = 123 . 5

 

x = 615

 

 

 

4. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN

 

4.1. Lũy thừa

 

Lũy thừa với số mũ tự nhiên

 

Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:

 

\(a^{n}=a. a\cdot\cdot\cdot a\) (n thừa số a) (n ∉ N*)

 

\(a^n\) đọc là “a mũ n” hoặc “a lũy thừa n”.

 

a được gọi là cơ số.

 

n được gọi là số mũ.

 

Phép nhân nhiều thừa số giống nhau như trên được gọi là phép nâng lên lũy thừa.

 

\(a^1\) = a
 

 \(a^2 = a.a\) gọi là “a bình phương" (hay bình phương của a)

 

\(a^3 = a.a.a\)gọi là “a lập phương" (hay lập phương của a)

 

Với n là số tự nhiên khác 0 (thuộc N*) ta có:

 

các dạng toán về số tự nhiên - toán lớp 6 (phần 2)

 

Quy ước: \(a^{1}=a;a^{0}=1\left(a\neq0\right).\) 

 

 

Ví dụ:

 

a) \(8^3\) đọc là “tám mũ ba”, có cơ số là 8 và số mũ là 3.

 

b) Tính \(2^3\)

 

Số trên là lũy thừa bậc 3 của 2 và là tích của 3 thừa số 2 nhân với nhau nên ta có:

 

\(2^{3}=2.2.2=8\)

 

c) Tính \(10^3\)

 

\(10^3\) có số mũ là 3 nên \(10^{3}=1000\) (Sau chữ số 1 có 3 chữ số 0).

 

d) Viết 10 000 000 dưới dạng lũy thừa của 10:

 

Cách 1: \(1000000=10.10.10.10.10.10.10=10^{7}\)

 

Cách 2: Sau chữ số 1 có 7 chữ số 0 nên \(1000000=10^{7}\)

 

e) Viết 16 dưới dạng lũy thừa cơ số 4:

 

\(16=4.4=4^{2}\)

 

4.2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

 

Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.

 

\(a^{m}.a^{n}=a^{m+n}\)

 

Ví dụ:
 
\(\mathbb{a})\,3.3^{5}=3^{1}.3^{5}=3^{1+5}=3^{6}.\)
 

3.3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số

 

Phép chia hai lũy thừa cùng cơ số

 

Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ cho nhau.

 

\(a^{m}:a^{n}=a^{m-n}\,(a\neq0;\,m\geq n\geq0)\)

 

Ví dụ:

 

a) \(3^{5}:3=3^{5}:3^{1}=3^{5-1}=3^{4}=3.3.3.3=81\)

 

Lưu ý:

Phép chia hai lũy thừa cùng cơ số không thể lấy hai số mũ chia cho nhau mà phải lấy hai số mũ trừ cho nhau.

 

 

 

5. CÁC DẠNG TOÁN VỀ LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN

 

5.1. Viết gọn một tích, một phép tính dưới dạng một lũy thừa

 

Phương pháp giải

 

các dạng toán về số tự nhiên - toán lớp 6 (phần 2)

 

5.2. Nhân và chia hai lũy thừa cùng cơ số

 

Phương pháp giải

 

Bước 1: Xác định cơ số và số mũ.

 

Bước 2: Áp dụng công thức:

 

\(a^{m}.a^{n}=a^{m+n};a^{m}:a^{n}=a^{m-n}\left(a\not=0,m\geq n\right)\)

 

5.3. So sánh các số viết dưới dạng lũy thừa

 

Phương pháp giải

 

Để so sánh các số viết dưới dạng lũy thừa, ta có thể làm theo:

 

Cách 1: Đưa về cùng cơ số là số tự nhiên, rồi so sánh hai số mũ

 

Nếu m > n thì \(a^{m}\gt a^{n}\)

 

Cách 2: Đưa về cùng số mũ rồi so sánh hai cơ số

 

Nếu a > b thì \(a^{m}\gt b^{m}\)

 

Cách 3: Tính cụ thể rồi so sánh

 

Ngoài ra ta còn sử dụng tính chất bắc cầu: Nếu a < b; b < c thì a < c.

 

5.4. Tìm số mũ của một lũy thừa trong một đẳng thức

 

Phương pháp giải

 

Bước 1: Đưa về hai luỹ thừa của cùng một cơ số.

 

Bước 2: Sử dụng tính chất 

 

Với a ≠ 0; a ≠ 1, nếu \(a^{m}= a^{n}\) thì m = n (a,m,n ∈ N)

 

5.5 Tìm cơ số của lũy thừa

 

Phương pháp giải

 

Cách 1: Dùng định nghĩa lũy thừa

 

các dạng toán về số tự nhiên - toán lớp 6 (phần 2)
 
 
 
 
 
 

6. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH

 

6.1. Thứ tự thực hiện các phép tính

 

- Đối với biểu thức không có dấu ngoặc

 

+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

 

+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

 

Lũy thừa => nhân và chia => cộng và trừ.

 

- Đối với biểu thức có dấu ngoặc

 

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự: () => [] => {}

 

6.2 Sơ đồ tư duy Thứ tự thực hiện các phép tính

 

các dạng toán về số tự nhiên - toán lớp 6 (phần 2)

 

 

 

7. CÁC DẠNG TOÁN VỀ THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH

 

7.1. Thực hiện phép tính

 

Phương pháp:

 

- Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:

 

+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

 

+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

 

Lũy thừa => nhân và chia  => cộng và trừ

 

- Đối với biểu thức có dấu ngoặc.

 

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự: () => [] => {}

 

banner trường toán online

 

7.2. Tìm số hạng chưa biết trong một đẳng thức

 

Phương pháp:

 

Để tìm số hạng chưa biết, ta cần xác định rõ xem số hạng đó nằm ở vị trí nào (số trừ, số bị trừ, hiệu, số chia,…). Từ đó xác định được cách biến đổi và tính toán.

 

Ví dụ:

 

Tìm số tự nhiên x, biết:

 

a) \(70-5.(x-3)=45\)

 

Ta coi 5(x - 3) làm một ẩn số cần tìm.

 

=> 5(x - 3) là số trừ trong phép trừ trên.

 

\(70-5.(x-3)=45\)

 

\(5.(x-3)=70-45\)

 

5.(x - 3) = 25

 

x - 3 = 25 : 5

 

x - 3 = 5

 

x = 5 + 3

 

x = 8

 

7.3. So sánh giá trị các biểu thức

 

Phương pháp:

 

Tính riêng giá trị từng biểu thức rồi so sánh.

 

Ví dụ:

 

So sánh A và B biết:

 

\(A=125-2.[56-48:(15-7)]\) và \(B=75-25.10+25.13+180\)

 

Giải:

 

Ta có:

 

các dạng toán về số tự nhiên - toán lớp 6 (phần 2)

 

 

 

Phần II: Bài tập vận dụng online

 

 

Câu 1: 6 + 6 + 6 + 6 bằng


 

Câu 2: Cho A = 5 + 5 + 5 +...+ 5 (có m số 5). Khẳng nào sau đây sai?


 

Câu 3: 789 × 123 bằng:


 

Câu 4: Để đánh số trang của một quyển sách dày 2746 trang, ta cần dùng bao nhiêu chữ số?


 

Câu 5: Giá tiền của một chiếc bút màu xanh và màu đỏ cùng loại đều có giá là 5 nghìn đồng. Minh mua 5 chiếc bút màu xanh và 7 chiếc bút màu đỏ. Minh mua hết số tiền là:


 

Câu 6: Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh A = 1987657 . 1987655 và B = 1987656 . 1987656


 

Câu 7: Thực hiện hợp lý phép tính (56.35+56.18):53(56.35+56.18):53 ta được


 

Câu 8: Kết quả của phép tính (158.129 − 158.39) : 180 có chữ số tận cùng là


 

 

Banner trường toán mathx

 

 

Câu 9: Tìm số tự nhiên x biết rằng x − 50 : 25 = 8.


 

Câu 10: Tích 5 . 5 . 25 . 125 được viết dưới dạng lũy thừa gọn nhất là

A. \(5^7\)

B. \(25^3\)

C. \(5^8\)

D. \(125^3\)


 

Câu 11: Tính giá trị của lũy thừa \(2^6\), ta được


 

Câu 12: Viết \(9^{10}:3^{0}\) dưới dạng một lũy thừa.

A. \(9^{10}\)

B. \(3^{10}\)

C. 3

D. Không có đáp án

 

 


 

Câu 13: Tính \(2^{4}+16\) ta được kết quả dưới dạng lũy thừa là

A. \(2^{20}\)

B. \(2^{4}\)

C. \(2^{5}\)

D. \(2^{10}\)


 

Câu 14: Tìm số tự nhiên n biết \(3^{n}=81.\)

 


 

Câu 15: Tính \(9^2 + 44\) ta được kết quả dưới dạng lũy thừa là

A. \(5^5\)

B. \(25^2\)

C. \(5^3\)

D. \(11^3\)


 

Câu 16: Kết quả của phép toán \(2^{4}-50:25+13.7\) là


 

Câu 17: Tính giá trị của biểu thức: \(4^{3}:8.3^{2}-5^{2}+9.\)

 


 

Câu 18: Tính \(3.\left(2^{3}.4-6.5\right)\)

 


 

Câu 19: Giá trị của biểu thức \(2\left[(195+35:7):8+195\right]-40\) bằng


 

Câu 20: Giá trị của biểu thức \(50-\left[30-(9-4)^{2}\right]\) bằng:


 

Câu 21: Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn: \(2^{4}\cdot x-3^{2}\cdot x=145-255:51?\)

 


 

 

 

Trên đây MATHX đã hướng dẫn các em ôn tập về tập hợp các số tự nhiên và các dạng toán về số tự nhiên - kèm bài tập vân dụng online Toán lớp 6 (phần 2). Ngoài ra các bậc phụ huynh cần cho con em mình học đúng phương pháp và tham khảo các khóa học online tại MATHX.VN để giúp con tự tin chinh phục môn toán nhé.

 

Các em tham khảo thêm phần 1 tại đây nhé:

 

TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN VÀ CÁC DẠNG TOÁN VỀ SỐ TỰ NHIÊN - TOÁN LỚP 6 (PHẦN 1)

 

 

HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA MATHX

 

  • Khóa học ôn thi Toán Quốc Tế (0912.698.216): - Xem ngay
  • Lớp học toán trực tuyến cùng giáo viên giỏi (0866.162.019): - Xem ngay
  • Lớp học toán offline (học trực tiếp) tại Hà Nội (0984.886.277): - Xem ngay

Bài viết liên quan