Banner trang chi tiết
MathX Cùng em học toán > ĐƯỜNG GẤP KHÚC - ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC - TOÁN LỚP 2 - TUẦN 21

ĐƯỜNG GẤP KHÚC - ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC - TOÁN LỚP 2 - TUẦN 21

A. Kiến thức cần nhớ

1. Nhận biết đường gấp khúc

Đường gấp khúc gồm nhiều đoạn thẳng thành phần nối tiếp nhau và các đoạn thẳng đó không cùng nằm trên một đường thẳng.

- Đọc tên đường gấp khúc théo thứ tự các điểm nối tiếp.

2. Độ dài đường gấp khúc

Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng thành phần.

B. Ví dụ

Ví dụ 1: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.

Hướng dẫn:

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

AB +  BC + CD = 3 + 4 + 5 = 12 (cm)

Ví dụ 2: Tính độ dài đường gấp khúc MNPQR.

Hướng dẫn:

Độ dài đường gấp khúc MNPQR là:

2 + 2 + 2 + 2 = 8 (dm)

Ví dụ 3: Tính độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 2dm và 34cm.

Hướng dẫn:

Đổi 2dm = 20cm.

Độ dài đường gấp khúc là: 20 + 34 = 54 (cm)

Ví dụ 4: Tính độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 1dm; 5cm; 9cm.

Hướng dẫn:

Đổi 1dm = 10cm.

Độ dài đường gấp khúc là:

10 + 5 + 9 = 24 (cm)

Ví dụ 5: Đúng ghi Đ; sai ghi S:

a) Độ dài đường gấp khúc ABC lớn hơn độ dài đoạn thẳng AC  \(\boxed{}\)

b) Độ dài đường gấp khúc ABC bé hơn độ dài đoạn thẳng AC \(\boxed{}\)

Hướng dẫn:

a) Đ          b) S

C. Bài tập tự luyện

Bài 1. Nối các điểm để được đường gấp khúc gồm ba đoạn thẳng:

Cách 1:                                                                         Cách 2:

                           

Bài 2. Tính độ dài đường gấp khúc có độ dài các đoạn thẳng là 1dm; 2cm; 3cm; 4cm.

Bài 3. Tính độ dài đường gấp khúc ABCD:

Bài 4. Tính độ dài đường gấp khúc MNPQR

Bài 5. Con ốc sên bò từ A đến E (như hình vẽ). Hỏi con ốc sên phải bò đoạn đường dài bao nhiêu đề-xi-mét ?

 

Học sinh học thêm các bài giảng tuần 21 trong mục Học Tốt Toán Hàng Tuần trên mathx.vn để hiểu bài tốt hơn.

Bài học tuần 21


Bài viết liên quan