Thầy/cô MATHX biên soạn gửi tới các em học sinh 10 đề ôn luyện thi học kỳ 2 toán lớp 6 năm học 2023 2024. Những đề này được biên soạn bám sát với những kiến thức trong sách giáo khoa, nhằm mục đích giúp các em luyện tập ôn luyện thật nhuần nhuyễn để đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi học kỳ 2 sắp tới. Chúc các em học tốt!
Phụ huynh và các em học sinh tham khảo thêm một số nội dung về ôn thi học kì 2 toán lớp 6:
TỔNG HỢP ĐỀ THI HỌC KỲ 2 MÔN TOÁN LỚP 6 2024 - 2025 KÈM LỜI GIẢI
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN TOÁN LỚP 6 NĂM HỌC 2023 2024 KÈM BÀI TẬP
1) \(\dfrac{-17}{30}-\dfrac{11}{-15}+\dfrac{-7}{12}\)
2) \(\dfrac{-5}{9}+\dfrac{5}{9}:\left( 1\dfrac{2}{3}-2\dfrac{1}{12} \right)\)
3) \(\dfrac{-7}{25}.\dfrac{11}{13}+\dfrac{-7}{25}.\dfrac{2}{13}-\dfrac{18}{25}\)
a) \(x + \dfrac{-7}{15}=-1\dfrac{1}{20}\)
b) \(\left( 3\dfrac{1}{2}-\text{x} \right).1\dfrac{1}{4}=-1\dfrac{1}{20}\)
Một thùng đựng xăng có 45 lít xăng. Lần thứ nhất, người ta lấy đi 20% số xăng đó. Lần thứ hai, người ta tiếp tục lấy đi \(\dfrac{2}{3}\) số xăng còn lại. Hỏi cuối cùng thùng xăng còn lại bao nhiêu lít xăng?
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa tia Ox, vẽ hai tia Ot và Oy sao cho \(\widehat{\text{xOt}}={{65}^{0}}\); \(\widehat{\text{xOy}}={{130}^{0}}\)
1. Trong ba tia Ox, Ot, Oy tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?
2. Tính số đo \(\widehat{\text{tOy}}\)?
3. Tia Ot có là tia phân giác của \(\widehat{\text{xOy}}\) không ? Vì sao?
Cho \(A = \dfrac{\text{196}}{\text{197}}+\dfrac{197}{198} ; B = \dfrac{196+197}{197+198}\) . Trong hai số A và B, số nào lớn hơn?
1) \(A = \dfrac{-2}{4}+\dfrac{2}{7}-\dfrac{5}{28}\)
2) \(B = \left( \dfrac{5}{7}.0,6-5:3\dfrac{1}{2} \right).\left( 40 \%-1,4 \right).{{\left( -2 \right)}^{3}}\)
a) \(\text{x}-\dfrac{2}{3}=\dfrac{7}{12}\)
b) \(\dfrac{1}{2}.\text{x + }\dfrac{\text{3}}{\text{5}}.\left( \text{x}-2 \right)=3\)
Lớp 6A có 40 HS bao gồm ba loại giỏi, khá và trung bình. Số HS khá bằng 60% số học sinh cả lớp, số HS giỏi bằng \(\dfrac{3}{4}\) số HS còn lại. Tính số HS trung bình của lớp 6 A?
Cho hai tia Oy và Ot cùng nằm trên nửa mặt bờ có bờ chứa tia Ox. Biết \(\widehat{\text{xOt}}={{40}^{0}}, \ \widehat{\text{xOy}}={{110}^{0}}\)
a. Tia Ot có nằm giữa hai tia Ox và Oy không? Vì sao?
b. Tính số đo \(\widehat{\text{yOt}}=?\)
c. Gọi tia Oz là tia đối của tia Ox. Tính số đo \(\widehat{\text{zOy}}=?\)
d. Tia Oy có phải là tia phân giác của \(\widehat{\text{zOt}}\) không? Vì sao?
Cho \(B = \dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{5}+\dfrac{1}{6}+...+\dfrac{1}{19}\). Hãy chứng tỏ rằng B > 1.
1) \(\dfrac{-7}{12}+\dfrac{11}{8}-\dfrac{5}{9}\)
2) \(\dfrac{1}{7}-\dfrac{8}{7}:8-3:\dfrac{3}{4}.{{\left( -2 \right)}^{2}}\)
3) \(1,4.\dfrac{15}{49}-\left( \dfrac{4}{5}+\dfrac{2}{3} \right):2\dfrac{1}{5}\)
a) \(\dfrac{11}{12}.\text{x + }\dfrac{\text{3}}{\text{4}}=-\dfrac{1}{6}\)
b) \(3-\left( \dfrac{1}{6}-\text{x} \right).\dfrac{2}{3}=\dfrac{2}{3}\)
Khối lớp 6 của một trường có 400 học sinh, trong đó số HS giỏi chiếm \(\dfrac{3}{8}\). Trong số HS giỏi đó, số HS nữ chiếm 40%. Tính số HS nữ của khối 6 đạt loại giỏi?
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Oz sao cho \(\widehat{\text{xOy}}={{40}^{0}}; \ \widehat{\text{xOz}}={{120}^{0}}\). Vẽ Om là phân giác của \(\widehat{\text{xOy}}\), On là phân giác của \(\widehat{\text{xOz}}\).
1. Tính số đo của \(\widehat{\text{xOm}}:\ \widehat{\text{xOn}}; \ \widehat{\text{mOn}}\)?
2. Tia Oy có là tia phân giác của \(\widehat{\text{mOn}}\) không ? Vì sao?
3. Gọi Ot là tia đối của tia Oy. Tính số đo của \(\widehat{\text{tOz}}\)?
Tính nhanh giá trị của biểu thức: \(M = \dfrac{\dfrac{\text{3}}{\text{5}}+\dfrac{3}{7}-\dfrac{3}{11}}{\dfrac{\text{4}}{\text{5}}+\dfrac{4}{7}-\dfrac{4}{11}}\).
1) \(A = \left( \dfrac{-2}{3}+1\dfrac{1}{4}-\dfrac{1}{6} \right).\dfrac{-24}{10}\)
2) \(B = \dfrac{13}{15}.0,25.3+\left( \dfrac{8}{15}-1\dfrac{19}{60} \right):1\dfrac{23}{24}\)
a) \(\text{5,2}\text{.x + 7}\dfrac{2}{5}=6\dfrac{3}{4}\)
b) \(2,4:\left( \dfrac{-\text{1}}{\text{2}}-\text{x} \right)=1\dfrac{3}{5}\)
Một vòi nước chảy vào bể cạn trong 3 giờ. Giờ thứ nhất vòi chảy được 40% bể. Giờ thứ hai vòi chảy được \(\dfrac{3}{8}\) bể. Giờ thứ ba vòi chảy được 1080 lít thì đầy bể. Tìm dung tích bể?
Cho hai góc kề bù \(\widehat{\text{CBA}}\) và \(\widehat{\text{DBC}}\) với \(\widehat{\text{CBA}}={{120}^{0}}\)
1. Tính số đo \(\widehat{\text{DBC}}=?\)
2. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ AD chứa tia BC vẽ \(\widehat{\text{DBM}}={{30}^{0}}\)
Tia BM có phải là tia phân giác của \(\widehat{\text{DBC}}\) không? Vì sao?
Cho \(S = \dfrac{3}{1.4}+\dfrac{3}{4.7}+\dfrac{3}{7.10}+...+\dfrac{3}{40.43}+\dfrac{3}{43.46}\). Hãy chứng tỏ rằng S < 1.
1) \(\left( \dfrac{12}{32}+\dfrac{5}{-20}-\dfrac{10}{24} \right):\dfrac{2}{3}\)
2) \(4\dfrac{1}{2}:\left( 2,5-3\dfrac{3}{4} \right)+{{\left( -\dfrac{1}{2} \right)}^{2}}\)
a) \(-\text{0,6}\text{.x}-\dfrac{7}{3}=5,4\)
b) \(2,8:\left( \dfrac{\text{1}}{\text{5}}-3.\text{x} \right)=1\dfrac{2}{5}\)
Lớp 6A có ba loại học sinh: giỏi, khá và trung bình. Trong đó \(\dfrac{2}{3}\) số HS giỏi là 8 em. Số HS giỏi bằng 80% số HS khá. Số HS trung bình bằng \(\dfrac{7}{9}\) tổng số HS khá và HS giỏi. Tìm số HS của lớp?
Vẽ góc bẹt \(\widehat{\text{xOy}}\) . Trên cùng nửa mặt phẳng bờ xy, vẽ \(\widehat{\text{xOt}}={{150}^{0}}, \ \widehat{\text{xOm}}={{30}^{0}}\)
1. Tính số đo \(\widehat{\text{mOt}}=?\)
2. Vẽ tia Oz là tia đối của tia Om. Tia Oy có phải là tia phân giác của \(\widehat{\text{zOt}}\) không? Vì sao?
Chứng tỏ rằng : \(B = \dfrac{1}{{{2}^{2}}}+\dfrac{1}{{{3}^{2}}}+\dfrac{1}{{{4}^{2}}}+\dfrac{1}{{{5}^{2}}}+\dfrac{1}{{{6}^{2}}}+\dfrac{1}{{{7}^{2}}}+\dfrac{1}{{{8}^{2}}}<1\).
Quý phụ huynh và các em học sinh xem tiếp phần 2 của bài viết 10 ĐỀ ÔN LUYỆN THI HỌC KỲ 2 TOÁN LỚP 6 NĂM HỌC 2023 2024 - MATHX tại đây:
10 ĐỀ ÔN LUYỆN THI HỌC KỲ 2 TOÁN LỚP 6 NĂM HỌC 2023 2024 - MATHX (PHẦN 2)