Banner trang chi tiết
MathX Cùng em học toán > SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU - SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN - TOÁN LỚP 5 - TUẦN 8

SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU - SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN - TOÁN LỚP 5 - TUẦN 8

A. Kiến thức cần nhớ

1. Số thập phân bằng nhau

- Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
 - Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.

2. So sánh hai số thập phân

- So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau,thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn...đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
  - Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

B. Ví dụ

Ví dụ 1: Với các chữ số 2; 3; 4 hãy viết các số thập phân có ba chữ số khác nhau, mà mỗi số có hai chữ số ở phần thập phân. Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. 

Giải:

2,34; 2,43; 3,24; 3,42; 4,23; 4,32.

Ví dụ 2: Hãy viết năm số thập phân ở giữa 0 và 0,1. Xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

Giải:

0,01; 0,02; 0,03; 0,04; 0,05

Ví dụ 3: Tìm hai số tự nhiên liên tiếp x và y, biết x < 12,34 < y

Giải:

x = 12 và y = 13

Ví dụ 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất. Viết kết quả dưới dạng số thập phân.

\(\dfrac{{36 \times 48}}{{96 \times 72}}\) = ... = ...

Giải:

\(\dfrac{{36 \times 48}}{{96 \times 72}}\) = \(\dfrac{{1 \times 1}}{{2 \times 2}}\) = \(\dfrac{{1}}{{4}}\) = \(\dfrac{{25}}{{100}}\) = 0,25.

Ví dụ 5: Tìm số thập phân x viết:

a) \(x+\dfrac{{1}}{{5}}=\dfrac{{1}}{{4}}\)

b) \(x \times \dfrac{{1}}{{5}}=\dfrac{{1}}{{4}}\)

Giải:

a) \(x+\dfrac{{1}}{{5}}=\dfrac{{1}}{{4}}\)                                      b) \(x\times\dfrac{{1}}{{5}}=\dfrac{{1}}{{4}}\)

            \(x=\dfrac{{1}}{{4}}-\dfrac{{1}}{{5}}\)                                          \(x=\dfrac{{1}}{{4}}:\dfrac{{1}}{{5}}\)

            \(x=\dfrac{{1}}{{20}}=0,05\)                                    \(x=\dfrac{{5}}{{4}}=1,25\)

C. Bài tập tự luyện

Bài 1. Hãy viết các sô thập phân bé hơn 1 mà trong mỗi số có ba chữ số khác nhau ở phần thập phân, gồm các chữ số 1; 2; 3. Xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

Bài 2. Viết các số 6,815; 7,04; 7,18; 6,77; 6,9 theo thứ tự từ bé đến lớn.

Bài 3. Viết các số 0,85; 0,9; 0,789; 0,798; 0,851 theo thứ tự từ lớn đến bé.

Bài 4. Tìm hai số tự nhiên liên tiếp m và n sao cho: m < 2012,8 < n.

Bài 5. Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm:

7,682 < 7,6...2

Bài 6. Tìm các số tự nhiên n sao cho n lớn hơn 27,4 và bé hơn 32,9.

Bài 7. Số tự nhiên lớn nhất bé hơn 2012,5 là: ...

Bài 8. Số tự nhiên bé nhất lớn hơn 2020,4 là: ...

Bài 9. Tìm số thập phân lớn nhất có bốn chữ số khác nhau ở cả phần nguyên và phần thập phân mà chữ số phần mười của nó bằng 9.

Bài 10. Tìm số thập phân nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau ở cả phần nguyên và phần thập phân mà chữ số phần mười của nó bằng 0.

 

 

Học sinh học thêm các bài giảng tuần 8 trong mục Học Tốt Toán Hàng Tuần trên mathx.vn để hiểu bài tốt hơn.

Bài học tuần 8


Bài viết liên quan