Banner trang chi tiết

Cách nuôi dạy con hiệu quả: Tránh 10 thời điểm trách mắng trẻ

“Trời đánh còn tránh bữa ăn”, trách phạt con phải đúng nơi đúng lúc. Đó là cách nuôi dạy con được truyền từ thời xa xưa. Cùng MarryLiving tìm hiểu 10 thời điểm tránh trách phạt con theo người xưa, rất hiệu quả đấy!

Ngày nay, đòn roi bị nhìn nhận tiêu cực trong việc dạy dỗ trẻ, nhưng cách khiển trách, trừng phạt vẫn phải duy trì như biện pháp kiểm soát hành vi con trẻ. Cách nuôi dạy con hiệu quả không thể thiếu kỷ luật và trách phạt. Tuy nhiên, cha mẹ nên chọn đúng nơi đúng lúc, trách la mắng con tiện.

Theo đó, dù có bực đến mấy, bạn cũng nên kềm chế và tránh trách mắng con những khi:

  1. Không trách mắng con khi vừa thức dậy
  2. Không trách mắng con khi trời khuya, con buồn ngủ
  3. Không trách mắng con khi cả gia đình dùng bữa
  4. Không trách mắng con khi con biết lỗi và hổ thẹn cho hành vi của mình.
  5. Không trách mắng con khi trẻ đang vui
  6. Không trách mắng con khi trẻ đang buồn rầu
  7. Không trách phạt con khi đang bệnh
  8. Không trách phạt con khi cha mẹ đang bực tức
  9. Không trách mắng con khi trẻ đang sẵn sàng đối đầu
  10. Không trách mắng con ở chốn đông người

Trách phạt vào sáng sớm, trẻ mệt mỏi cả ngày

Khi vừa thức dậy, tâm trạng trẻ đang thiếu ổn định. Việc trách mắng làm con cả ngày tinh thần bất định, mệt mỏi. Cha mẹ trút được bực dọc, nhưng năng lượng tiêu cực đó sẽ đeo bám con lâu dài. Sự sợ hãi làm não tiết adrenaline, trẻ bị bao trùm trong sự sợ hãi, về lâu dài tác động xấu đến sự phát triển trí lực và thể lực.

Cơ quan nghiên cứu tâm lý nhi đồng của Nhật, Mỹ phát hiện: Đứa trẻ bị trách mắng khi vừa thức dậy liên tục trên 2 tháng thì xác suất bị cảm nhiễm đường hô hấp cao hơn 4,3 lần. Xác suất bị tiêu chảy cao 3,71 lần. Xác suất bị còi xương cao 4,84 lần. Xác suất bị bệnh thiếu máu cao 5,36 lần.

Không mắng khi con đang buồn ngủ

Trách mắng là hình thức kỷ luận giúp trẻ nhận ra sai lầm của mình. Muốn dạy con, bạn chỉ nên thực hiện khi con tỉnh táo. Lôi con ra khiển trách vào đêm khuya, khi con đang gà gật muốn ngủ sẽ làm con không ngon giấc, thậm chí gặp phải những cơn ác mộng đáng sợ.

Trời đánh tránh bữa ăn

Bữa cơm gia đình rất quan trọng. Đây là giây phút bình yên và đoàn tụ trong ngày, cha mẹ nên tạo cho con cảm giác hoàn toàn thoải mái khi nhớ về bữa ăn chung với gia đình. Bất cứ lời nói, hành động thô bạo nào của cha mẹ cũng khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương lâu dài.

                                                       La mắng gay gắt khi trẻ đang ăn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa, làm con mệt mỏi

Không mắng khi trẻ đang vui mừng

Trong tâm trạng vui mừng hân hoan, các kinh mạch trên cơ thể ở trạng thái khai thông, thoải mái. Sự gay gắt trong lời nói của cha mẹ gây ra cơn ức chế thần kinh, làm kinh mạch đột ngột bế tắc, gây hại cho sự phát triển lâu dài của con.

Không mắng khi trẻ đang gặp chuyện buồn

Khi bé yêu gặp chuyện buồn, tâm trạng nặng nề và tiêu cực. Cha mẹ trách phạt con trong giai đoạn này càng tạo thêm áp lực tinh thần nặng nề. Con trẻ non nớt và nhạy cảm, tâm trạng bị ảnh hưởng nặng nề, gây ức chế thần kinh. Áp lực không được giải tỏa mà càng chất chồng dẫn đến những hậu quả khó lường.

                                                                                       Tránh la mắng, khiển trách con tùy tiện

Mắng khi bệnh chẳng khác cho con độc dược

Lúc đau ốm, cơ thể và tinh thần trẻ yếu đuối nhất. Trẻ dễ tủi thân và khó hồi phục hơn. Có giận dữ lắm, bạn cũng nên tránh gay gắt với con khi bé đang ốm. Thay vào đó, cần quan tâm và chăm sóc con nhiều hơn.

Không trách phạt con khi cha mẹ đang bực tức

Điều bất hợp lý là càng bực tức, chúng ta thường có xu hướng trút giận. Và lỗi lầm của bé yêu lại thường được chúng ta nhớ rõ ràng và lôi ra và trừng phạt con.Lúc đó, bạn thường khó kiểm soát được hành vi của mình, buông lời xúc phạm con. Việc trách phạt này phản giáo dục, không có tính xây dựng và chỉ làm con tổn thương.

Không trách mắng khi trẻ đang sẵn sàng đối đầu

Trẻ con có nhiều cách phản ứng với việc trách phạt của cha mẹ. Có trẻ tổn thương và khóc lóc, có trẻ cứng đầu và im lặng, nhưng cũng có trẻ sẵn sàng đối đầu lại sự trách phạt. Lúc này, mọi sự khiển trách và dạy dỗ con đều vô nghĩa. Tâm lý của con đang chống lại mọi chỉ trích và buộc tội từ cha mẹ.

Lúc này, tốt nhất bạn đừng trách phạt, và nên chọn thời điểm khác để nói cho con nghe điều hay lẽ phải.

Không trách mắng con ở chốn đông người

Con trẻ cũng có lòng tự trọng và danh dự. Đó cũng là vốn quý mà cha mẹ cần bồi đắp cho con. Việc mắng con chốn đông người không hề có tác dụng giáo dục, chỉ làm trẻ xấu hổ và bào mòn lòng tự trọng của con.

Bạn có nhớ ông bà xưa khi muốn phạt con cháu, thường bắt trẻ phạm lỗi lên nhà trên, “hài tội” (kể ra tội đáng bị phạt) và cho vài roi mây thật đau cho chừa. Nhưng lúc ấy, những người khác trong gia đình phải tránh xuống nhà sau, không được làm trẻ phạm lỗi cảm thấy xấu hổ trước đông người. Bạn cũng nên học cách của người xưa khi muốn trách phạt con.

Kỉ luật, trách phạt cũng là một trong những cách nuôi dạy con không thể thiếu. Nhưng sự khiển trách là con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng tốt, bạn sẽ rèn dũa con hiệu quả và nhanh chóng. Nếu sai, bạn sẽ vô tình làm tổn thương lòng tự trọng của con và làm rạn nứt mối liên hệ giữa con với cha mẹ.


Tin liên quan

Tin cùng loại