Banner trang chi tiết

" Ai đã làm cái bàn bị đau?"

 

Điều khó khăn nhất đối với bậc làm cha mẹ là cách giáo dục con trẻ. Phụ huynh luôn đau đầu, lo lắng xem cách mình dạy con hay việc ủng hộ cọn liệu có đúng đắn hay không? 4 câu chuyện dưới đây, nhất định các bậc phụ huynh cần đọc và chắc chắn bạn sẽ học được một vài điều trong số đó.

 

Câu chuyện thứ nhất:

Con trai 3 tuổi của tôi đột nhiên khóc chẳng vì lý do gì cả, tôi hỏi: “Sao vậy, con khó chịu ở đâu à?”

Con trai nói: “Không ạ.”

Tôi lại hỏi: “Vậy thì tại sao con khóc?”

Con trai nhõng nhẽo nói: “Con muốn khóc!”

Rồi tôi nói với con: “Được thôi, con muốn khóc bố mẹ không có ý kiến gì, nhưng con khóc ở đây làm phiền bố mẹ nói chuyện, bố sẽ tìm một chỗ để con khóc thoải mái một mình, khóc xong rồi thì gọi bố mẹ.”

Nói xong, tôi đưa con trai vào phòng tắm rồi nói: “Con khóc xong thì gõ cửa nhé.”

Hai phút sau, con trai gõ cửa nói: “Bố ơi, con khóc xong rồi ạ.”

Tôi đáp: “Được, chắc chắn là khóc xong rồi chứ? Khóc xong rồi thì đi ra đây.”

Từ đó cho đến nay, con trai tôi đã 18 tuổi, và cháu không hề giận cá chém thớt như nhiều đứa trẻ khác.

 

Câu chuyện thứ hai:

Một ngày nọ con trai 2 tuổi của tôi bất cẩn đụng đầu vào góc bàn bị sưng rồi òa khóc. Một phút sau, tôi bước đến chỗ cái bàn lớn tiếng hỏi: “Cái bàn này, ai đụng vào làm bàn bị đau vậy? Khóc đáng thương như thế?” Con trai tôi ngừng khóc và nhìn tôi bằng đôi mắt ngập nước.

Tôi xoa xoa cái bàn rồi hỏi con: “Ai đã đụng làm cho cái bàn bị đau?”

Con trai tôi đáp: “Mẹ ơi là con đụng phải ạ.”

Rồi tôi nói: “Ồ, là con đụng à, vậy còn không mau xin lỗi cái bàn đi.”

Con trai mắt còn ươn ướt cúi đầu và nói với cái bàn: “Xin lỗi.”

Từ đó về sau, con tôi đã học được cách chịu trách nhiệm.

 

 

Câu chuyện thứ ba:

Chiều tối tôi dắt con trai 5 tuổi đi dạo thì tình cờ đi ngang qua một con suối nhỏ, tuy nước rất trong có thể nhìn thấy đáy, nhưng nước chảy xiết. Con trai ngẩng đầu nhìn tôi nói: “Bố ơi, con muốn nhảy xuống dưới đó bơi.”

Tôi ngây ra một lúc rồi nói: “Được thôi, bố bơi cùng con. Nhưng chúng ta về nhà thay đồ trước đã.”

Về đến nhà, thay quần áo xong, con trai tỏ ra khó hiểu khi thấy tôi đặt một chậu nước trước mặt. Tôi nói với con: “Con trai, xuống nước bơi thì phải hụp mặt dưới nước, con có biết không?” Con trai gật đầu.

Rồi tôi nói tiếp: “Vậy bây giờ chúng ta luyện tập trước đi xem thử con có thể giữ được bao lâu.” Tôi nhìn đồng hồ.

Con trai cười nói: “Dạ.” rồi hụp mặt vào nước, nhưng chỉ 10 giây sau: “Phì phì, con bị sặc nước rồi, khó chịu quá.”

Tôi nói: “Vậy à? Vậy khi nhảy xuống suối có khi còn khó chịu hơn đấy.” Con trai do dự nói: “Vậy chúng ta đừng xuống suối bơi nữa bố nhé.”

Nghe đến đây, tôi nói: “Được thôi, con không muốn thì chúng ta không đi nữa.”

Từ đó về sau, con tôi đã học được cách thận trọng, không mạo hiểm, suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

 

Câu chuyện thứ tư:

Con trai tôi lúc 8 tuổi rất nghịch ngợm, ở trường con đánh nhau với bạn. Trên người con đầy vết thương, về đến nhà là khóc không ngừng. Tôi hỏi: “Con có cảm thấy ấm ức không?”

Con trai khóc nói: “Có ạ!” Sau đó lại tiếp tục khóc.

Tôi lại hỏi: “Con có tức giận không?”

Con tôi khóc càng to, ánh mắt như thể nhìn thấy kẻ thù không đội trời chung đáp: “Tức giận ạ!”

Rồi tôi lại hỏi: “Con định làm thế nào? Có cần bố làm gì cho con không?”

Con trai nói: “Bố ơi, con muốn tìm một viên gạch để ngày mai đập nó từ phía sau!”

Tôi nói: “Được thôi, ngày mai bố sẽ chuẩn bị gạch cho con, còn cần gì nữa không?”

Con trai lại nói: “Bố ơi, bố chuẩn bị giúp con một con dao, ngày mai con sẽ đâm nó.”

Tôi nói: “Được! Cách này càng dễ xả giận hơn đấy, bố sẽ chuẩn bị ngay.” Sau đó tôi đi lên lầu.

Vì được bố hiểu và ủng hộ nên cảm xúc của con đã bình tĩnh lại. Khoảng 20 phút sau, tôi bê một đống quần áo và chăn xuống rồi hỏi con: “Con trai, con quyết định chưa? Dùng gạch hay dao?”

Con trai tôi khó hiểu hỏi: “Nhưng mà bố ơi, bố bê nhiều quần áo, chăn màn như vậy để làm gì ạ?”

Tôi trả lời con: “ Con trai à, thế này nhé, nếu con đập bạn bằng gạch, thì cảnh sát sẽ đưa chúng ta đi, có thể chỉ phải ở trong tù khoảng 1 tháng thôi, chúng ta mang theo vài bộ quần áo là được. Nếu con đâm bạn bằng dao thì chúng ta phải ở trong tù ít nhất 3 năm, nên chúng ta phải mang nhiều quần áo và chăn màn, một năm bốn mùa đều phải mang cho đủ.”

Tôi hỏi tiếp: “Vậy thì con quyết định chưa? Dù quyết định thế nào bố cũng sẽ ủng hộ con!”

Con trai tôi kinh ngạc hỏi: “Thật sự sẽ phải ngồi tù ạ?” Bởi vì con không biết rằng việc đánh người là không đúng.

Tôi nghiêm túc nói: “Đúng thế, luật pháp quy định như vậy!”

Lúc này con trai tôi do dự nói: “Bố ơi, vậy chúng ta đừng đánh bạn ấy nữa nhé?”

Tôi thử hỏi tiếp: “Con trai, chẳng phải là con rất tức giận sao?”

Con đỏ mặt nói: “Bố ơi, con đã hết tức giận rồi, thật ra con cũng sai ạ.”

Cuối cùng tôi nói với con: “Được rồi, dù có ra sao bố đều ủng hộ con!”

Từ đó về sau, con tôi đã học được cách lựa chọn và cái giá phải trả.

 

Nguồn: Sưu tầm


Tin liên quan

Tin cùng loại