Banner trang chi tiết

Dạng Toán Về Yếu Tố Bất Biến và cách giải chi tiết - Toán Lớp 5

 

Yếu tố bất biến là một trong những nội dung xuất hiện nhiều trong toán học với nhiều cách thức khác nhau. Để nắm rõ yếu tố bất biến không hề dễ vì nó liên quan đến bản chất xuyên suốt trong mọi quá trình biến đổi. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Trần Hữu Hiếu tìm hiểu và phân tích một bài toán có yếu tố bất biến trong đề thi thử trường THCS Archimedes.

 

Yếu tố bất biến trong toán học và tầm quan trọng của nó

 

Trong toán học, yếu tố bất biến là một quy luật đặc biệt mà giá trị không thay đổi dưới tác động của các biến đổi. Điều này có nghĩa rằng, bất kể bạn thực hiện những phép biến đổi nào, một khía cạnh cụ thể của vấn đề sẽ luôn giữ nguyên giá trị. Tính chất này giúp chúng ta xác định một điểm ổn định trong quá trình giải quyết bài toán.

 

Ví dụ về Yếu Tố Bất Biến

 

Toán bất biến lớp 5 ô vuông

Phép cộng đơn giản về yếu tố bất biến ở lớp 5

 

Một trong những ví dụ đơn giản về yếu tố bất biến ở lớp 5 là phép tính cộng. Hãy xem xét ví dụ sau đây:

 

"5 + 3"

 

Giá trị của phép cộng này là 8. Nhưng chúng ta có thể thay đổi thứ tự của các số:

 

"3 + 5"

 

Kết quả vẫn là 8. Điều này chứng minh rằng phép cộng có tính chất bất biến, và vị trí của các số không làm thay đổi kết quả cuối cùng.

 

Yếu Tố Bất Biến Trong Các Phép Tính Khác

 

Ngoài phép cộng, yếu tố bất biến cũng tồn tại trong các phép tính khác. Chẳng hạn, phép trừ, phép nhân và phép chia cũng có tính chất này. Bất kể bạn thay đổi thứ tự của các số hay thực hiện các biến đổi, kết quả cuối cùng vẫn không thay đổi.

 

Ứng Dụng Thực Tế

 

Yếu tố bất biến không chỉ đơn giản là một khái niệm học thuật. Nó có ứng dụng rộng rãi trong thế giới thực tế. Ví dụ, trong giao dịch mua sắm, tính chất bất biến của phép cộng giúp chúng ta tính toán tổng số tiền mà chúng ta cần trả, bất kể thứ tự của các mặt hàng trong giỏ hàng.

 

Bài toán thú vị có yếu tố bất biến trong đề thi thử trường THCS Archimedes

 

Bữa trước, trong đề thi thử vào THCS Archimedes có bài toán thú vị sau (bài số 20): 

 

Trên bảng đen có bộ gồm 3 số 3; 6; 8. Cứ sau mỗi phút, người ta thay đồng thời mỗi số trên bảng bằng tổng hai số còn lại thì ta được bộ ba số mới. Hỏi cứ làm như vậy sau mỗi giờ, hiệu số lớn nhất và số bé nhất ở trên bảng là bao nhiêu?

 

Khá nhiều học sinh mà thầy Hiếu biết không làm được bài toán này. Có nhiều lý do: có thể đọc đề và không hiểu đề, có thể do không nghĩ được hướng giải, hoặc bỏ cuộc luôn vì đọc đề xong chẳng biết áp vào dạng toán gì, thầy cô ở lớp và đi học thêm đã dạy đâu:)

 

Việc học theo dạng bài, hay cố nhớ công thức để áp vào và giải nhanh các bài toán, đâu đó sẽ làm mất khả năng sáng tạo, tìm tòi của học sinh. Khi gặp 1 bài toán, việc cần phân tích, thử chọn các trường hợp đặc biệt hay "thử nghiệm" với 1 vài bộ số đặc biệt là rất quan trọng. Điều này sẽ cho một số kết quả, qua đó gợi ý và tìm được hướng đi để giải quyết bài toán. Rất tiếc là nhiều học sinh vội vàng áp công thức, nhưng sẽ chẳng có công thức nào để áp dụng cho các bài toán suy luận, đòi hỏi tư duy, logic. Và nếu có thể áp công thức một cách nhanh chóng, thì đó cũng có thể chỉ dừng lại ở các bài toán đơn giản.

 

Kỳ thi thử vào trường THCS Archimedes

Kỳ thi thử trường THCS Archimedes

>>> Tham khảo thêm: Trọn bộ tài liệu Toán lớp 5, toán lớp 5 vào 6 mới nhất 2023 có đáp án kèm lời giải chi tiết nhất

 

Vì vậy, bản thân mình thường không khuyến khích học sinh học theo cách nhớ công thức để áp dụng một cách máy móc. Thay vào đó, nên học chậm rãi, đọc và hiểu kỹ về vấn đề, sẽ biến kiến thức là của mình. 

 

Học từ từ, học chậm, cũng giống như ăn chậm là để cảm nhận vị ngon của món ăn vậy!

 

Nhân tiện, tặng các con học sinh tiểu học thêm 1 vài bài toán cùng chủ đề. Thầy Hiếu sẽ hướng dẫn chi tiết các bài toán này ở một bài viết khác:

 

  • Bài 1. Lúc đầu có 15 miếng bìa, người ta lấy ra 1 miếng bìa bất kì rồi chia miếng bìa đó thành 6 miếng nhỏ. Lại tiếp tục lấy 1 miếng khác rồi chia làm 6 miếng nhỏ như thế. Hỏi sau 1 số bước ta có thể nhận được đúng 2013 miếng bìa hay không?
  • Bài 2. Cho các số 1, 2, 3,....2013 trên bảng. Ta xóa đi hai số bất kì rồi thay bởi hiệu của số lớn và số bé. Hỏi ta có thể thực hiện xóa để cuối cùng chỉ còn 1 số có giá trị là 2 được hay không?
  • Bài 3. Một cây táo kì diệu có 2013 quả táo xanh và 2014 quả táo đỏ. Mỗi ngày 1 em bé trèo lên cây và ăn 2 quả. Sau khi ăn, điều kì diệu xảy ra: Khi ăn 2 quả cùng màu thì một quả đỏ mới mọc ra, khi ăn 2 quả khác màu thì 1 quả xanh mới mọc ra. Hỏi quả còn lại cuối cùng là quả táo màu gì và sau bao lâu trên cây còn đúng 1 quả táo.
  • Bài 4. Cho 2020 số 1, 2, 3, 4, ... 2020 trên bảng. Thực hiện xóa đi 2 số bất kì trên bảng rồi thay bởi hiệu giữa tích hai số đó và hiệu hai số đó. Hỏi cuối cùng trên bảng còn lại số nào?
  • Bài 5. Cho 2019 số tự nhiên từ 1,2, 3... 2019 ở trên bảng. Thực hiện xóa số như sau, mỗi bước ta xóa đi 2 số:
  • Nếu 2 số được xóa đều là số lẻ thì ta viết thêm 1 số bằng hiệu của chúng.Nếu 2 số được xóa đều là số chẵn thì ta viết thêm 1 số bằng tổng của chúng.
  • Nếu 2 số được xóa có 1 số chẵn và 1 số lẻ thì ta viết thêm 1 số bằng tích của chúng cộng với 1.
  • Hỏi khi còn 1 số, thì số đó có thể là số chẵn hay không?


Tin liên quan

Tin cùng loại