Banner trang chi tiết

TẠI SAO THỨ HAI LẠI QUAY LẠI NHANH ĐẾN THẾ? (Phần cuối)

 

Mối liên hệ giữa giờ và hành tinh

  Chúng ta đã xem xét một cách khá riêng rẽ nguyên nhân dẫn đến vai trò quyết định của 12 và 7 trong hệ thống đo thời gian, với 12 khả năng chia nhỏ năm và về sau là ngày, còn với 7 là khả năng chia nhỏ một tháng. Khái niệm tuần lễ hiện đại lúc này đã đủ điều kiện để hình thành, và tên của các ngày trong tuần xuất hiện vì một mối liên hệ sâu xa hơn của hai con số huyền bí này.

Ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử chiêm tinh học, người ta đã chỉ ra rằng mỗi hành tinh cần những khoảng thời gian khác nhau để hoàn thành một chu kỳ và quay lại vị trí ban đầu của mình, hay còn gọi là một "năm" của hành tinh đó. Điều này dẫn đến sự phân cấp của các hành tinh, với Sao Thổ, hành tinh có chu kỳ dài nhất, ở vị trí cao nhất. Bảng phân cấp đầy đủ như sau:

                                                           

 

 

Giờ bạn có thể đơn giản nghĩ rằng, với bảy hành tinh và bảy ngày, đặt tên bảy ngày trong tuần theo thứ tự của bảy hành tinh là một việc hiển nhiên và hợp logic: Ngày Sao Thổ, Ngày Sao Mộc, Ngày Sao Hỏa, v.v. Nhưng, với sự kỳ quặc chưa được giải thích trọn vẹn của thiên văn học, câu chuyện lại không diễn ra như vậy.

Cư dân Ai Cập là những người đầu tiên chia ban ngày ra thành mười hai giờ, và rồi, khoảng năm 1.000 TCN, người dân Babylon, sinh sống ở vùng lânh thổ xung quanh Iraq ngày nay, chia ngày và đêm thành 24 giờ. Thay vì đặt tên ngày theo các hành tinh, họ quyết định đặt tên giờ theo các hành tinh. Giờ đầu tiên được gắn với hành tinh ở vị trí cao nhất, Sao Thổ, giờ thứ hai được gắn với hành tinh ở vị trí thứ hai, Sao MộC, thứ ba là Sao Hỏa, cứ như vậy, tên của bảy hành tinh xuất hiện rồi lặp lại theo chu kỳ trong suốt 24 giờ và tiếp tục sang đến những ngày tiếp theo. Kết quả như sau (đọc các cột từ trên xuống dưới, tiếp tục lặp lại quá trình từ cột này sang cột tiếp theo):

                                                               

Vì 7 không phải là ước của 24, nên hành tinh đầu tiên của mỗi cột ngày là khác nhau. Thực tế, vì 24 chia cho 7 du 3 nên các hành tinh đầu tiên của các cột liền kế luôn hon kém nhau 3 vị trí theo thứ tự phân cấp, Vào Ngày Hai, Mặt trời đứng đầu cột, Ngày Ba là Mặt trăng v.v. Sau bảy ngày thì mỗi hành tinh trong bảy hành tinh đều đã ở vị trí đầu cột một lần, và vào Ngày Cảm thì chu kỳ lặp lại Hành tinh đứng đầu của mỗi ngày được coi là hành tinh "chiếm ưu thế” và trở thành cơ sở để đặt tên cho ngày đó. Do đó ta có:

                                               

Quen quá nhi? Để làm rõ hơn, sau đây là danh sách các ngày trong tuần theo tên hành tinh cùng tên các ngày trong tuần theo tiếng Anh và tiếng Pháp:

                                       

 

Những ngày được in đậm vẫn giữ được tên theo hành tinh của minh. Và đứng quên rằng thứ tự này được xác định bởi việc 24 chia cho 7 du 3.

Hệ thống tuần lễ bảy ngày theo hành tinh này cuối cùng được nguời La Mã tiếp thu rồi truyền bá trên. toàn lãnh thổ của họ và trở thành chuẩn trên toàn bộ châu Âu, với một thay đổi nhỏ. Khi Thiên Chúa giáo bắt đầu có ảnh hướng lớn trong đế chế La Mã vào thế kỷ thứ tư, người La Mã cảm thấy cần phải thế hiện sự thay đổi bằng việc làm cho tuần lễ của mình khác biệt so với những tôn giáo khác. Vì ngày linh thiêng nhất của người Do Thái là thứ Bảy (ngày Sabbath), Thiên Chúa giáo chọn một ngày khác - Chủ nhật (ngày Mặt troi)-là ngày nghỉ ngơi của mình. Họ loại bỏ thần Mặt trời và đặt lại tên là “Ngày của Chúa” (Dies Domini). Nhứng quốc gia gần với trung tâm của đế chế La Mã nhất đều áp dụng hệ thống này và ở nhiều quốc gia châu Âu ngày nay, "Ngày của Của" văn còn tồn tại ở những dạng sa khác đôi chút (Domenica ở Ý, Dimanche ở Pháp, Domingo Tây Ban Nha). Ngoài thay đổi này, những ngôn ngữ hệ La Ma nêu trên vẫn trung thành với các hành tinh, và luôn luôn sắp xếp chúng theo thứ tự của người Babylon. Tất nhiên, điều đó có nghĩa là ngày làm việc đầu tiên của một tuần trở thành ngày Mặt trăng, ngày liên sau ngày nghỉ ngơi.

Người Anh, vì ở khá xa tâm ảnh hưởng tôn giáo của Rome, vẫn giữ lại ngày-Mật-trời, nhưng hiến tế bốn hành tinh cuối cùng cho các vị thần Anglo-Saxon, thân Tiw, thần Woden, thần Thor và thån Frigg. Thực ra khi đất nước bị xâm lược, làng mạc bị cuóp phá thì người ta không có nhiều lựa chọn.

Ngày, tuần, tháng và năm là một sự nhắc nhở không thể tốt hơn về vai trò nguồn cội của những con số và toán học đối với nền văn hóa của chúng ta. Khái niệm tuần lễ bảy ngày có được vị thế của mình một phần lớn - thậm chí là hoàn toàn - nhờ vào niềm tin của các nền văn minh cổ đại đối với sự tồn tại của chỉ bảy hành tinh.

Mọi chuyện chắc hẳn sẽ khác đi rất nhiều nếu Sao Hải Vương, Sao Diêm Vương và Sao Thiên Vương có thể quan sát được bằng mắt thường. Những cư dân của thời kỳ Đồ Đá sẽ đếm đưoc muời hành tinh - ứng với mười ngón tay - điều này chắc chắn sẽ đưa số 10 trở thành con SỐ quan trọng nhất và tất yếu, chúng ta sẽ có một tuần mười ngày cùng một tháng ba tuần. Ta thử xem xét hệ quả của việc này: ở mặt tiêu cực, nó đồng nghĩa với làm nhiều hơn và chơi ít đi. Nhưng ít nhất chúng ta cũng sẽ có ít đi 30% những buổi sáng thứ Hai.

                                                

                                                  

_Khả năng gặp được nửa hoàn hảo của mình là bao nhiêu ?_


Tin liên quan

Tin cùng loại