Thầy/cô MATHX biên soạn gửi đến các em đề thi tuyển sinh vào lớp 6 Môn Toán trường THCS Nguyễn Tất Thành qua các năm có đáp án kèm lời giải chi tiết nhằm giúp các em học sinh làm bài và ôn thi vào 6 hiệu quả. Chúc các em học tốt!
Để biết thêm thông tin về trường và phương thức tuyển sinh vào 6 THCS Nguyễn Tất Thành mới nhất PHHS tham khảo tại đây:
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH VÀO 6 TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH
Ngoài ra PHHS tham khảo thêm một số tài liệu phục vụ cho ôn thi vào 6 THCS Nguyễn Tất Thành tại đây:
ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 MÔN TOÁN TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH 2018-2019
ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 MÔN TOÁN TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH 2020-2021
ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 MÔN TOÁN TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH 2021-2022
ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 MÔN TOÁN TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH 2022-2023
ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 MÔN TOÁN TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH 2023-2024
Năm học 2019 - 2020
Câu 1. Là 1 bài về giao thông có hình vẽ. Câu hỏi là Nam gặp biểu tượng nào?
Đáp số: siêu thị.
Câu 2. Năm 2019 sinh nhật Bình vào ngày thứ Ba tháng 5. Hỏi sang năm sinh nhật Bình vào ngày thứ mấy?
Hướng dẫn:
Sinh nhật vào 5/2020
Năm 2020 là năm nhuận có 366 ngày
Số tuần của năm 2020 là: 366 : 7 = 52 (tuần) + 2 ngày
Vậy ngày sinh nhật của Bình vào sang năm sẽ là thứ Năm
Đáp số: Thứ năm.
Câu 3. Cho một bể đầy nước hình hộp chữ nhật. Người ta thả 2 cục sắt hình lập phương thì thấy nước tràn ra 54 lít. Tìm cạnh 1 cục sắt.
Hướng dẫn:
Thể tích của mỗi cục sắt là:
54 : 2 = 27 (dm3) = 3 x 3 x 3 (dm)
Mà thể tích hình chữ nhật cạnh a là: a x a x a nên a = 3 dm
Vậy cạnh của hình hộp chữ nhật là a = 3 dm
Đáp số: 3 dm.
Câu 4. Sân trường Nguyễn Tất Thành có chu vi là 142 m. Nếu tăng chiều rộng lên 0,5 m và giảm chiều dài đi 0,5 m thì mảnh đất thành hình vuông. Tính diện tích sân trường.
Hướng dẫn:
Gọi chiều dài là a (m), chiều rộng là b (m)
Tăng chiều rộng lên 0,5m, giảm chiều dài đi 0,5m thì mảnh đất thành hình vuông
Suy ra a – b = 1(m)
Nửa chu vi của sân trường là a + b = 142 : 2 = 71 (m)
Chiều dài của sân trường là: (71 + 1) : 2 = 36 (m)
Chiều rộng của sân trường là: 36 – 1 = 35 (m)
Diện tích của sân trường là: 36 x 35 = 1260 (m2)
Đáp số: 1260 m2
Câu 5. An viết một số bằng \(\dfrac {3} {14}\) của số M. Nhưng do sơ suất nên An đã viết một số bằng \(\dfrac {3} {4}\) của số M. Biết hiệu của số mới và số cũ bằng 150. Tìm M.
Hướng dẫn:
Tích đúng cần viết là \(\dfrac {3} {14}\) × M
Đáp số: M = 280
Câu 6. Một chiếc xe đạp có đường kính bánh trước là 0,7 m và đường kính bánh sau là 0,9 m. Nếu bánh trước quay được 135 vòng thì bánh sau quay được mấy vòng?
Hướng dẫn:
Chu vi của bánh trước là: 0,7 x 3,14 = 2,198 (cm)
Chu vi của bánh sau là: 0,9 x 3 14 = 2,862 (cm)
Quãng đường bánh trước đi được là: 135 x 2,198 = 296,73(m)
Bánh sau quay được số vòng là: 296,73 : 2,862 = 105 (vòng)
Đáp số: 105 vòng
Câu 7. Một người lái xe tính : Nếu đi với vận tốc 40km/giờ thì sẽ đến lúc 10 giờ 15 phút còn nếu đi với vận tốc 50km/giờ thì sẽ đến lúc 9 giờ 45 phút. Tính quãng đường xe đã đi.
Hướng dẫn:
Gọi: t1, v1 lần lượt là thời gian và vận tốc xe đi 40km/h.
Gọi: t2, v2 lần lượt là thời gian và vận tốc xe đi 50km/h
Khi đó t1 – t2 = 10 giờ 15 phút – 9 giờ 45 phút = 30 phút = \(\dfrac{1}{2}\) (giờ)
Ta có \(\dfrac{v_{1}}{v_{2}}=\dfrac{t_{2}}{t_{1}}=\dfrac{40}{50}=\dfrac{4}{5}\)
t2 = 0,5 : (5 – 4 ) x 4 = 2(giờ)
Quãng đường dài số km là: S = t2 x v2 = 2 x 50 = 100 (km)
Đáp số: 100 km
Câu 8. Có hai ngăn sách. Tổng số sách hai ngăn là 150 quyển. Nếu chuyển 5 quyển từ ngăn dưới lên ngăn trên thì số sách ngăn trên bằng \(\dfrac {2} {3}\) số sách ngăn dưới. Tìm số sách ngăn dưới.
Hướng dẫn:
Sơ đồ bài toán:
Ngăn trên: |-------|-------|
} 150 quyển
Ngăn dưới: |-------|-------|-------|
Số sách ở ngăn dưới sau khi chuyển là: 150 : (3 +2 ) x 3 = 90 (quyển)
Số sách ở ngăn dưới lúc đầu là : 90 + 5 = 95 (quyển)
Đáp số: 95 quyển
Câu 9. Lan và Hoa làm một công việc. Lan làm một mình mất 5 giờ. Hoa làm một mình mất 7 giờ. Hỏi hai bạn cùng làm thì sau bao lâu sẽ xong?
Hướng dẫn:
1 giờ Lan làm được số phần công việc là 1 : 5 = \(\dfrac {1} {5}\) (công việc)
1 giờ Hoa làm được số phần công việc là 1 : 7 = \(\dfrac {1} {7}\) (công việc)
Trong 1 giờ cả hai bạn làm được số phần công việc là \({\textstyle\dfrac{1}{5}}\,+\,{\dfrac{1}{7}}\,=\,{\textstyle\dfrac{12}{35}}\) (công việc)
Thời gian hai bạn cùng làm hết công việc là 1 : \(\dfrac {12} {35}\) = \(\dfrac {35} {12}\) (giờ)
Câu 10.
Một nhóm người gồm 9 người làm trên một mảnh đất 30\(m^2\) thì mất 60 phút. Hỏi nếu 18 người làm trên mảnh đất 15m2 thì bao lâu sẽ xong công việc?
Biết sức làm mỗi người như nhau.
Hướng dẫn:
1 người làm trên mảnh đất 30 m2 hết thời gian là:
9 x 60 = 540 (phút)
1 người làm trên mảnh đất 15 m2 hết số thời gian là:
540 : 2 = 270 (phút)
18 người làm trên mảnh đất 15 m2 hết số thời gian là:
270 : 18 = 15 (phút)
Đáp số: 15 phút
Câu 1. Một đội tự nguyện trường Nguyễn Tất Thành đi trồng cây ở tỉnh Hà Giang trong 3 ngày. Ngày 1 đội trồng \(\dfrac {1} {3}\) tổng số cây . Ngày 2 đội trồng \(\dfrac {6} {11}\) số cây còn lại . Ngày 3 trồng ít hơn ngày 2 là 30 cây. Tính số cây mà đội đã trồng.
Hướng dẫn:
Phân số chỉ số cây còn lại sau ngày 1 là: \(1-{\textstyle\dfrac{1}{3}}={\textstyle\dfrac{2}{3}}\) (tổng số cây)
Phân số chỉ số cây đội đó trồng trong ngày 2 là:
\({\dfrac{6}{11}}\times{\dfrac{2}{3}}={\dfrac{4}{11}}\) (tổng số cây)
Phân số chỉ số cây đội đó trồng trong ngày 3 là:
\(\mathbf{1}-{\dfrac{1}{3}}-{\dfrac{4}{11}}\) (tổng số cây)
Phân số chỉ 30 cây là:
\(\dfrac4{11}\,-\,\dfrac{10}{33}\,=\,\dfrac2{33}\) (tổng số cây)
Tổng số cây đội đó trồng là: 30 : 2 x 33 = 495 (cây)
Đáp số: 495 cây
Câu 2.
Đoạn đường từ Hà Nội đến Hà Giang dài 330km. Một ô tô xuất phát từ Hà Nội lúc
6 giờ với vận tốc 55km/giờ. Cùng lúc 2 xe ta xi và xe tải xuất phát từ Hà Giang với vận tốc 65km/giờ và 45km/giờ.
a) Vào lúc mấy giờ thì taxi gặp ô tô?
b) Vào lúc mấy giờ thì khoảng cách giữa ô tô và taxi bằng khoảng cách giữa ô tô và xe tải?
Hướng dẫn:
a) Thời gian để taxi gặp ô tô là:
330 : (55 + 65) = 2,75 (giờ) = 2 giờ 45 phút
Thời điểm 2 xe gặp nhau là:
6 giờ + 2 giờ 45 phút = 8 giờ 45 phút
b) Giả sử có 1 xe Mazda có vận tốc bằng trung bình cộng vận tốc taxi và xe tải và cũng đi từ Hà Giang lúc 6h thì xe Mazda này luôn nằm giữa taxi và xe tải. Vì vậy, lúc mà khoảng cách giữa ô tô và taxi bằng khoảng cách giữa oto và xe tải cũng là lúc ô tô gặp xe Mazda.
Vận tốc xe Mazda là: (65 + 45) : 2 = 55 (km/giờ)
Thời gian để ô tô gặp xe Mazda là: 330 : (55 + 55) = 3 (giờ)
Vậy thời điểm để ô tô gặp xe Mazda hay khoảng cách giữa ô tô và tacxi bằng khoảng cách giữa ô tô và xe tải là:
6 giờ + 3 giờ = 9 giờ
Đáp số:
a) 8 giờ 45 phút
b) 9 giờ
Trên đây MATHX đã hướng dẫn các em giải đề thi vào lớp 6 môn toán THCS Nguyễn Tất Thành năm học 2019 - 2020.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các chuyên đề và tài liệu trong ÔN THI THCS NGUYỄN TẤT THÀNH để có thể ôn tập hiệu quả hơn và đạt được kết quả tốt trong kì thi sắp tới.
Lưu ý: Các em cần Tạo Tài khoản và Đăng Nhập để có thể xem được những nội dung này