Câu chuyện toán học về nhà Toán học đầu tiên của Việt Nam - Vũ Hữu cũng là một danh thần dưới triều đại vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Cùng MathX tìm hiểu câu chuyện dưới đây để hiểu vì sao Vũ Hữu được gọi là cậu bé Archimedes của Đại Việt nhé.
Tài năng Toán học của Vũ Hữu được bộc lộ khi ông còn rất nhỏ. Theo sách Kể chuyện thần đồng Việt Nam, một lần, cậu bé Vũ Hữu cùng cha Vũ Bá Khiêm sang nhà bà con chơi. Bấy giờ, ông chủ nhà có cái điếu thuốc lào khảm bạc, được chạm trổ rất kỳ công, cả vùng không ai có. Trong cuộc hàn huyên giữa hai người, ông chủ nhà muốn làm cái nỏ điếu bằng bạc nhưng ngặt nỗi không biết tính toán thế nào để mua đủ bạc. Nhớ đến cậu bé Hữu, ông nhờ tính toán toán lượng bạc cần thiết.
Bảng cửu chương trong cuốn sách "Lập thành Toán pháp". Ảnh: Báo Đà Nẵng
Đưa tay cầm chén trà, nhìn nước trong cốc sóng sánh, đầu cậu bé vụt lên ý tưởng. Vũ Hữu cầm ấm trà rót thêm vào cốc cho đến khi nước chảy lênh láng ra ngoài.
Vũ Hữu cầm cái nỏ điếu trên tay, chưa biết tính toán thế nào thì chủ nhà đã rót một chén trà đưa cho cậu bé và bảo: "Uống chén trà cho minh mẫn đầu óc đã cháu".
Ông Khiêm thấy thế bực lắm, mọi lần con trai mình có hỗn thế đâu. Ông chưa kịp tỏ thái độ thì Vũ Hữu vui mừng reo lên: "Cháu tính được rồi".
Cậu bé bỏ chiếc nỏ điếu vào chén trà đầy nước đặt trong chiếc đĩa, rồi rót số nước trào ra ngoài vào một chén không và nói: "Số bạc cần mua để đúc nỏ điếu bằng đúng số nước trong chén này".
Cách giải toán của Vũ Hữu khiến chúng ta liên tưởng tới chuyện nhà bác học người Hy Lạp là Archimedes trước đó từng có phương pháp tương tự để tính ra lượng vàng trên vương miện của nhà vua.
Ngày nay, với những thành tựu toán học hiện đại, bài toán của Vũ Hữu có thể không hề làm khó được các bạn trẻ. Tuy nhiên, ở thế kỷ 15, khi trình độ toán học của người Việt còn rất hạn chế, đó là sáng kiến lớn, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.
Nguồn: ST
MathX.vn – THÍCH HỌC TOÁN - 120.000 phụ huynh và học sinh đặc biệt yêu thích