Các bài toán hay và lạ, tư duy, sáng tạo dành cho học sinh lớp 5. Các bài toán này không đòi hỏi nhiều kỹ năng tính toán hay kiến thức mà đòi hỏi khả năng suy luận và sáng tạo của học sinh.
Bài 1: Trong một hình vuông kỳ ảo (magic square), tổng các số trong mỗi hàng và mỗi cột đều bằng nhau. Nếu chỉ thay đổi một số trong hình này, ta sẽ được một hình vuông kỳ ảo mới. Hỏi số nào cần thay đổi?
Bài 2: Trong dãy lặp lại dưới đây, chữ cái thứ 78 sẽ là chữ gì?
ABBCCD ABBCCD ...
Bài 3: Grace chọn 5 số khác nhau từ danh sách 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Trong đó, 4 và 5 là cặp số duy nhất trong các số được chọn mà chúng chỉ cách nhau 1 đơn vị. Hỏi tổng lớn nhất của 5 số đó là bao nhiêu?
Bài 4: Giả sử các ô trống được điền bằng các chữ số từ 0 đến 6. Mỗi chữ số chỉ được viết một lần. Hỏi số có ba chữ số nào là đáp án đúng cho phép tính cộng này?
Bài 5: Tất cả các góc trong hình 8 cạnh đều là góc vuông. Tất cả các độ dài được cho bằng centimet. Tính diện tích của hình 8 cạnh.
Bài 6: Tính diện tích phần tô màu trong hình chữ nhật (hình vẽ).
Bài 8: Trong một hộp có 100 viên kẹo màu: 48 viên xanh, 30 viên đỏ, 12 viên vàng và 10 viên xanh dương. Tất cả các viên kẹo đều được bọc giấy bạc nên bạn không biết màu của bất kỳ viên kẹo nào. Bạn phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên kẹo để chắc chắn có ít nhất 15 viên cùng màu?
Bài 9: Hai số khác nhau có cùng các chữ số nhưng viết theo thứ tự ngược lại, mỗi số được gọi là số đối xứng của số kia. Ví dụ, 738 và 837 là số đối xứng của nhau; 1234 và 4321 cũng vậy. Hãy tìm hai số khác nhau nằm giữa 40 và 60 mà là số đối xứng của nhau.
Bài 10: Các số lẻ từ 1 đến 17 được điền vào ô vuông sao cho tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột và mỗi đường chéo đều bằng nhau. Số nào điền vào ô đánh dấu "X"?
[Luyện tập] 1001 bài toán tư duy lớp 5 - phần 1.
Học sinh làm các bài tập luyện tập trước khi xem video hướng dẫn giải ở bài giảng tiếp theo.
1001 bài toán tư duy lớp 5 - phần 1.
Bài tập ví dụ: Khi Nam sinh ra, bố mẹ Nam đã mua các cây nến có ghi chữ số từ 0 đến 9, mỗi loại 2 cây.
Vào ngày sinh nhật của mình, Nam sẽ đốt cây nến tương ứng với số tuổi của mình.
Ví dụ vào ngày sinh nhật 1 tuổi, bạn ấy sẽ đốt cây nên số 1, vào sinh nhật 12 tuổi, bạn ấy sẽ dùng 2 cây nến là cây có số 1 và cây nến có số 2.
Biết rằng mỗi cây nến dùng được 6 lần. Hỏi đến sinh nhật năm Nam bao nhiêu tuổi thì không còn đủ nến để đốt theo cách như trên được nữa?
[Luyện tập] 1001 bài toán tư duy lớp 5 - phần 2.
Học sinh làm các bài tập luyện tập trước khi xem video hướng dẫn giải ở bài giảng tiếp theo.
1001 bài toán tư duy lớp 5 phần 2.
Bài tập ví dụ:
Có 32 đội bóng thi đấu loại trực tiếp để tìm ra đội vô địch (loại trực tiếp nghĩa là cứ sau mỗi trận, đội thua sẽ bị loại). Hỏi có tất cả bao nhiêu trận đấu?
[Luyện tập] 1001 bài toán tư duy lớp 5 - phần 3.
Học sinh làm các bài tập luyện tập trước khi xem video hướng dẫn giải ở bài giảng tiếp theo.
1001 bài toán tư duy lớp 5 phần 3.
Bài tập ví dụ:
Các số như 1001, 23432, 897798, 3456543 được gọi là các số “đối xứng”. Nếu tất cả các số 2, 7, 0 và 4 đều được sử dụng và mỗi số không được sử dụng quá 2 lần,
hỏi có bao nhiêu số “đối xứng” có thể được tạo thành?
Các bài toán luyện tập trong loạt 1001 bài toán tư duy lớp 5 phần 4.
Học sinh làm bài luyện tập trước khi xem video hướng dẫn giải ở bài giảng tiếp theo.
Hướng dẫn giải 1001 bài toán tư duy lớp 5 - phần 4
Bài tập ví dụ: Có 2015 học sinh của một trường học xếp thành một hàng dài và họ sẽ đọc to các số theo một quy luật như sau:
Nếu học sinh đọc số có 1 chữ số thì học sinh tiếp theo sẽ đọc số gấp 2 lần số của học sinh đó.
Nếu học sinh đọc số có 2 chữ số thì học sinh tiếp theo sẽ đọc số bằng tổng của 8 và hàng đơn vị của số có hai chữ số đó. Nếu học sinh đầu tiên đọc số 1, khi đó học sinh cuối cùng đọc số nào?
[Luyện tập] 1001 bài toán tư duy lớp 5 - phần 5.
Học sinh làm các bài tập luyện tập trước khi xem video hướng dẫn giải ở bài giảng tiếp theo.
[Hướng dẫn] 1001 bài toán tư duy lớp 5 - phần 5
1001 bài toán tư duy lớp 5 - phần 6
1001 bài toán tư duy lớp 5 - phần 7
Đề bài:
Quãng đường AB dài 20km. Lúc 6 giờ ngày 1/6 anh Minh đi từ A và đến B lúc 8 giờ. Hôm sau, anh đi từ B lúc 7 giờ và đến A lúc 8h20 phút. Như vậy trên quãng đường AB có 1 địa điểm C mà anh có mặt cùng 1 giờ trong cả hai ngày.
Tính xem địa điểm C cách A bao nhiêu km và anh Minh có mặt ở C lúc mấy giờ?
Đề bài:
Một con Trâu và một con Bò đứng cách nhau 840m và cùng 1 lúc xuất phát đi về phía nhau. Con Trâu đi với vận tốc 5m/s, con Bò đi với vận tốc 7m/s.
Đúng lúc đó, có 1 con Ruồi đậu trên mép con Trâu bay về phía con Bò, khi gặp con Bò thì quay lại bay về phía con Trâu, sau đó khi gặp con Trâu thì nó lại bay về phía con Bò...
Cứ như vậy đến khi Trâu và Bò húc vào nhau thì Ruồi kẹp giữa nên Ruồi chết.
Hỏi tính từ lúc xuất phát đến lúc chết thì Ruồi đã đi được quãng đường là bao nhiêu mét, biết vận tốc của Ruồi là 8m/s.