CHUYÊN ĐỀ HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
Bài 1. Đại lượng tỉ lệ thuận
Ví dụ: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. x1, x2 là hai giá trị tương ứng của x; y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y.
Biết: x1 = -6, x2 = -9, y1 - y2 = 10. Tìm y1 và y2.
Bài 2. Đại lượng tỉ lệ thuận (tiếp theo)
Ví dụ: Cho đoạn đường AB. Hai xe cùng xuất phát đi tại A, xe thứ nhất đi với vận tốc 50km/h, xe thứ hai đi với vận tốc 45km/h.
Khi xe thứ nhất đến B thì xe thứ hai mới đến điểm C cách B 5km nữa. Tìm quãng đường AB?
Bài 3. Đại lượng tỉ lệ nghịch
Ví dụ: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với x1, x2 là hai giá trị của đại lượng x; y1, y2 là hai giá trị của đại lượng y.
Biết: x1 = 6, x2 = -9, y1 - y2 = 10. Tìm y1, y2 ?
Bài 4. Đại lượng tỉ lệ nghịch (tiếp theo)
Ví dụ: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với x1, x2 là hai giá trị của đại lượng x; y1, y2 là hai giá trị của đại lượng y.
Biết x1 = -3, y2 = 5., 5x2 - 3y1 = - 60.
a) Tìm x2 và y1 ?
b) Lập công thức liên hệ giữa x và y?
Bài 5. Hàm số
Ví dụ: Trong các trường hợp sau,trường hợp nào y là hàm số của x ?
a) y + 5 = x
b) 3y = x
c) y² = x
Bài 6. Hàm số (tiếp theo)
Cho hàm số y = f(x) = 2x² - 5.
a) Tính giá trị của f(1), f(0,5), f(-0,4), f(-1)
b) Chứng minh rằng: f(x) = f(-x) với mọi x.
Bài 7. Mặt phẳng tọa độ
Ví dụ: Cho hệ trục tọa độ Oxy, điểm A(2,3).
a) Dựng điểm B sao cho Ox là trung trực của AB, tìm tọa độ điểm B?
b) Dựng điểm C sao cho Oy là trung trực của AC, tìm tọa độ điểm C?
c) Lấy D sao cho O là trung điểm của AD, tìm tọa độ điểm D?
Bài 8. Đồ thị hàm số
Ví dụ: Vẽ đồ thị hàm số y = |x|