CÁC BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG
Trong bài học này, chúng ta tìm hiểu một số bài toán chuyển động cơ bản, về mối liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian.
Bài tập ví dụ: Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 40km/h. Người đó bắt đầu đi lúc 6 giờ sáng và đến nơi lúc 8h30 phút, trên quãng đường đi, người đó không nghỉ.
Tính quãng đường AB.
Trong bài học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số bài toán vận dụng mối liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian.
Bài tập ví dụ:Mỗi buổi sáng Huy đi từ nhà lúc 6 giờ 30 phút thì đến trường lúc 7 giờ kém 15 phút. Sáng nay Huy đi khỏi nhà được 250m thì phải quay lại lấy vở bài tập về nhà, vì thế bạn đến trường lúc 7 giờ kém 5 phút.
Hỏi vận tốc của Huy là bao nhiêu biết thời gian Huy vào nhà lấy vở bài tập về nhà là không đáng kể, vận tốc Huy không đổi khi đi cũng như khi quay về lấy vở bài tập về nhà.
Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các bài toán liên quan đến mối liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian.
Bài tập ví dụ:
Một người đi từ A đến B với vận tốc 15km/h. Sau đó 1h30 phút, người thứ 2 cũng đi từ A về B, vận tốc 20km/h và đến B trước người thứ nhất 30 phút. Tính quãng đường AB?
Bài giảng về dạng toán chuyển động ngược chiều.
Bài tập ví dụ:
Hai thành phố cách nhau 205 km, một xe máy đi từ Thành phố A đến Thành phố B với vận tốc là 38 km/h.
Một ô tô khởi hành cùng lúc với xe máy đi từ Thành phố B đến Thành phố A với vận tốc 44 km/h.
Hỏi sau mấy giờ xe máy và ô tô gặp nhau ?
Trong bài giảng này, thầy sẽ giới thiệu với các em các bài toán chuyển động ngược chiều có thời điểm xuất phát khác nhau.
Bài toán ví dụ:
Lúc 7 giờ 15 phút sáng một ô tô khởi hành từ A đến B với vận tốc 65 km/giờ. Đến 8 giờ 15 phút, một xe ô tô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 70km/giờ. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Biết quãng đường AB = 402,5km.
Bài 6: Chuyển động cùng chiều
Ví dụ: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12 km/h. Cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B 48 km với vận tốc 36 km/h đuổi theo xe đạp.
Hỏi sau bao lâu thì xe máy đuổi kịp xe đạp?
Bài 7: Bài toán chuyển động cùng chiều
Ví dụ: Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 18 km/giờ. Lúc 9 giờ, một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 45 km/giờ. Hỏi xe máy đuổi kịp xe đạp vào lúc mấy giờ ?
Địa điểm hai xe gặp nhau cách B bao xa ? Biết rằng A cách B 115 km.
Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài toán về chuyển động của các kim trên đồng hồ.
Bài tập ví dụ: Bây giờ là 12 giờ, hỏi sau thời gian ít nhất bao lâu nữa thì hai kim đồng hồ lại trùng nhau.
Trong bài học này, thầy hướng dẫn các em giải các bài toán chuyển động đồng hồ khi hai kim thẳng hàng nhau.
Bài tập ví dụ:
Bây giờ là 3 giờ, hỏi sau ít nhất bao lâu thì hai kim đồng hồ đối nhau.
Trong bài học này, thầy hướng dẫn các em làm các bài toán liên quan đến vị trí vuông góc của kim phút và kim giờ trên đồng hồ.
Bài tập ví dụ
Bây giờ là 5 giờ, hỏi sau ít nhất bao lâu hai kim đồng hồ vuông góc?
Bài 11: Một số bài toán về vận tốc trung bình.
Bài 12: Vận tốc trung bình (tiếp)
Bài 13: Vận tốc trung bình (tiếp)
Bài 14: Chuyển động dòng nước
Ví dụ: Một chiếc ca nô đi từ A đến B rồi ngược lại từ B về A. Khi đi với vận tốc 16km/h, khi về với vận tốc 12km/h. Hỏi 1 chiếc bèo trôi từ A đến B hết mấy giờ? Biết AB = 48km.
Bài 15: Chuyển động dòng nước (Tiếp theo)
Ví dụ: Một tàu xuôi 1 khúc sông hết 5 giờ và ngược dòng khúc sông đó hết 7 giờ. Tính chiều dài khúc sông đó biết vận tốc dòng nước là 60m/ph ?
Bài 16: Chuyển động của vật có chiều dài đáng kể
Ví dụ: Một đoàn tàu chạy ngang qua 1 cây cột điện hết 8 giây. Với cùng vận tốc đó, đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 260m hết 1 phút. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu ?
Bài 17: Chuyển động của vật có chiều dài đáng kể (Tiếp theo)
Ví dụ: Một ô tô gặp 1 xe lửa chạy ngược chiều. Một hành khách ngồi trên ô tô thấy từ lúc đầu tàu đến toa cuối của xe lửa chạy qua khỏi mắt mình mất 7 giây.
Tính xem mỗi giờ xe lửa đi được bao nhiêu km, biết xe lửa có chiều dài 196m và trung bình 1 phút ô tô đi được 960m.
Bài 18: Chuyển động vòng tròn
Ví dụ: Hai người cùng xuất phát từ 1 điểm A trên đường tròn có chu vi là 30km. Người 1 đi với vận tốc 15km/h, người 2 đi với vận tốc 10km/h.
Bài 19: Chuyển động vòng tròn (Tiếp theo)
Ví dụ: Hai xe máy tham gia đua vòng quanh sân vận động. Một vòng sân vận động có chiều dài là 5km. Xe 1 đi với vận tốc 10km/h, xe 2 đi với vận tốc 8km/h. Hai xe phải đi trong 10 giờ. Hỏi sau 2 giờ kể từ khi xuất phát, khoảng cách 2 xe là bao nhiêu? Sau 10 giờ, hai người đã gặp nhau bao nhiêu lần, không kể lần xuất phát?