Banner trang chi tiết

ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY 2021 2022 - MATHX

 

Thầy/cô MATHX biên soạn gửi đến các em học sinh đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 6 THCS Cầu Giấy năm học 2021-2022. Kỳ thi vào 6 là một bước quan trọng trong hành trình học tập của các em, mong rằng những tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong việc ôn tập, tự kiểm tra và đánh giá kết quả của bản thân. Chúc các em thành công và đạt được kết quả tốt nhất trong đợt thi vào 6 sắp tới!

 

Phụ huynh và các em học sinh xem thêm danh sách đáp án đề thi vào 6 THCS Cầu Giấy qua các năm tại đây:

 

ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY 2012 2013

ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY 2013 2014

ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY 2019 2020 

ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY 2020 2021

ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY 2021 2022

ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY 2022 2023

ĐÁP ÁN - ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY 2023-2024

 

 

 

ĐỀ THI VÀO LỚP 6 TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY

NĂM HỌC 2021 – 2022

 

 

Đề thi được tổng hợp từ ghi nhớ/chép lại của học sinh và từ nguồn Internet, có thể sai số so với đề chính thức.

 

 

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM

 

 

 

Câu 1. Tính: \(4,2 \times \dfrac{{23}}{9} + 4,2 \times \dfrac{5}{9} \)

Hướng dẫn:

\(4,2 \times \dfrac{{23}}{9} - 4,2 \times \dfrac{5}{9} = 4,2 \times \left( {\dfrac{{23}}{9} - \dfrac{5}{9}} \right) = 4,2 \times 2 = 8,4 \)

Đáp số: 8,4

 

 

 

Câu 2. 3 ha gấp mấy lần 75m2?

Hướng dẫn:

Đổi 3 ha = 30 000m2

3 ha gấp 75m2 số lần là: 30 000 : 75 = 400 (lần)

Đáp số: 400 lần

 

 

 

Câu 3. Đợt thứ nhất cần chở 20 tấn thì cần 5 xe. Hỏi đợt thứ hai cần chở 36 tấn thì cần bao nhiêu xe?

Hướng dẫn:

Một xe chở được số tấn vải là: 20 : 5 = 4 (tấn)

Đợt thứ hai chở 36 tấn cần số xe là: 36 : 4 = 9 (xe)

Đáp số: 9 xe

 

 

 

Câu 4. Một bể nước có chiều dài 3m, chiều rộng 2m và chiều cao 1,5m. Một vòi nước chảy vào bể đang trống, mỗi phút chảy được 30 lít (1dm3 = 1 lít). Hỏi vòi đó chảy trong bao nhiêu giờ thì đầy bể?

Hướng dẫn:

Thể tích bể là: 3 x 2 x 1,5 = 9 (m3)

Thời gian vòi chảy đầy bể là: 9000 : 30 = 300 (phút)

Đổi: 300 phút = 5 giờ

Đáp số: 5 giờ

 

 

 

Câu 5. Một cửa hàng có 32,5 lít dầu. Cửa hàng đã bán được 40% số dầu đó. Hỏi còn bao nhiêu lít dầu?

Hướng dẫn:

Người ta đã dùng số lít dầu là: 32,5 x 40 : 100 = 13 (lít)

Thùng dầu còn lại số lít dầu là: 32,5 – 13 = 19,5 (lít)

Đáp số: 19,5 lít

 

 

 

Câu 6. Cho dãy số: 1; 2; 5; 10; 15; 26; ….. Hỏi số tiếp theo là số bao nhiêu?

Hướng dẫn:

Ta có: 2 = 1 + 1

5 = 2 + 3

10 = 5 + 5

17 = 10 + 7

banner landingpage mathx

26 = 17 + 9

Vậy số tiếp theo là: 26 + 11 = 37.

Đáp số: 37.

 

 

Câu 7. Có một cửa hàng bán chai nước rửa bát và cồn rửa tay. Lúc đầu tổng số chai nước rửa bát và cồn rửa tay là 400. Sau khi bán 20 chai nước rửa bát và 50 chai cồn rửa tay thì số chai rửa bát còn lại bằng \(\dfrac{4}{7}\) số chai cồn rửa tay còn lại. Tính số chai nước rửa bát ban đầu.

Hướng dẫn:

Còn lại số chai nước rửa bát và cồn rửa tay là: 400 – 20 – 50 = 330 (chai)

Số chai nước rửa bát còn lại là: 330 : (4 + 7) x 4 = 120 (chai)

Số chai nước rửa bát ban đầu là: 120 + 20 = 140 (chai)

Đáp số: 140 chai

 

 

 

Câu 8. Cho hình thang ABCD có diện tích 30cm2. Đáy bé \(AB = \dfrac{2}{3}CD\) Trên AD lấy điểm E sao cho \(DE = \dfrac{1}{3}AD\) Tính diện tích hình tam giác DEB.

giải đề toán tuyển sinh lớp 6 thcs cầu giấy 2021 2022

Hướng dẫn:

Ta có: \(\dfrac{{{S_{ABD}}}}{{{S_{BCD}}}} = \dfrac{{AB}}{{CD}} = \dfrac{2}{3} \) (cùng chiều cao là chiều cao hình thang)

Suy ra \({S_{ABD}} = \dfrac{2}{5}{S_{ABCD}} \) => \({S_{ABD}} = 30:5 \times 2 = 12\left( {c{m^2}} \right)\)

Ta có: \(\dfrac{{{S_{ABE}}}}{{{S_{ABD}}}} = \dfrac{{AE}}{{AD}} = \frac{2}{3}\) (cùng chiều cao hạ từ B xuống dáy AD)

Suy ra diện tích của tam giác ABE là: 12 : 3 x 2 = 8 (cm2)

Đáp số: 8cm2

 

 

 

PHẦN II. TỰ LUẬN

 

 

 

Câu 1. Một ô tô đi từ 7 giờ 15 phút với vận tốc 60 km/giờ. Đến B thì ô tô dừng 1 giờ 30 phút rồi quay lại A với vận tốc 50 km/giờ. Đến khi quay lại A là 14 giờ 15 phút cùng ngày.

a) Nếu không tính thời gian nghỉ thì tổng thời gian ô tô đi là bao nhiêu?

b) Tính độ dài quãng đường AB.

Hướng dẫn:

Đổi: 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút

a) Nếu không tính thời gian nghỉ thì tổng thời gian cả đi và về là:

14 giờ 15 phút – 7 giờ 15 phút – 1 giờ 30 phút = 5 giờ 30 phút

b) Trên quãng đường AB, tỉ số vận tốc lúc đi so với lúc về của ô tô là: \(60:50 = \dfrac{6}{5}\)

Vì trên cùng quãng đường, thơi gian và vận tốc tỉ lệ nghịch với nhau nên tỉ số thời gian lúc về so với thời gian lúc đi là \(\dfrac{6}{5}\)

Tổng giời gian cả đi và về không tính thời gian nghủ là 5 giờ 30 phút = \(\dfrac{11}{2}\) (giờ)

Vậy thời gian ô tô đi hết quãng đường AB lúc đi là: \(\dfrac{{11}}{2}:\left( {5 + 6} \right) \times 5 = \dfrac{5}{2} \) (giờ)

Quãng đường AB dài: \(\dfrac{5}{2} \times 60 = 150 \) (km)

Đáp số:

a) 5 giờ 30 phút                           

b) 150km

 

 

 

Câu 2. Thầy Tùng cho ba hộp bi A, B, C với số bi lần lượt là 8, 15, 10. Người chơi sẽ chọn 2 hộp bất kì, lấy từ 1 hộp đó ra mỗi hộp 1 viên bi, và cho số bi đó vào hộp còn lại.

 

a) Thầy Tùng muốn bạn Công có thể xếp bi lần lượt thành 10, 11, 12 trong 4 lượt. Điền số thích hợp vào chỗ trống để giúp bạn Công hoàn thành yêu cầu của thầy:

 

 

A

B

C

Ban đầu

8

15

10

Sau lượt 1

 

 

 

Sau lượt 2

 

 

 

Sau lượt 3

 

 

 

Sau lượt 4

 

 

 

 

b) Thầy giáo yêu cầu bạn Công đổi số bi trong 3 hộp đó sao cho mỗi hộp đều có 11 bi. Sau nhiều lần đổi, bạn Công kết luận rằng cho dù thế nào thì số bi trong mỗi hộp chia cho 3 đều có số dư khác nhau. Em hãy chứng minh kết luận của bạn Công là đúng và dựa vào đó hãy cho biết yêu cầu của thầy Tùng có thể được thực hiện hay không? Vì sao?

 

Hướng dẫn:

 

a) Các bạn còn lại 3 lượt.

Ta thấy sau lượt 1 túi B còn 14 viên, sau lượt 4 còn lại 11 viên nên túi B chỉ có thể cho đi. (Vì 14 – 11 = 3 = 1 + 1 + 1)

Còn túi A sau lượt 1 có 7 viên, sau lượt 4 còn 10 viên nên túi A sẽ có 2 lượt nhận và 1 lượt cho. (Vì 10 – 7 = 3 = 2 + 2 – 1)

Tương tự túi C sau lượt 1 có 12 viên, sau lượt 4 có 12 viên nên sẽ có 2 lượt cho và 1 lượt nhận. (Vì 12 – 12 = 0 = 2 – 1 – 1)

 

Ta có bảng sau:

 

 

A

B

C

Ban đầu

8

15

10

Sau lượt 1

7

14

12

Sau lượt 2

9

13

11

Sau lượt 3

11

12

10

Sau lượt 4

10

11

12

 

b) Vì sau mỗi lượt thì số bi ở mỗi túi tăng thêm 2 viên hoặc giảm đi 1 viên nên ta xét số dư của mỗi túi theo bảng sau:

 

 

A

B

C

Ban đầu

8

(chia 3 dư 2)

15

(chia 3 dư 0)

10

(chia 3 dư 1)

Sau lượt 1

10 hoặc 7

(chia 3 dư 1)

17 hoặc 14

(chia 3 dư 2)

12 hoặc 9

(chia 3 dư 0)

Sau lượt 2

12 hoặc 6

(chia 3 dư 0)

19 hoặc 13

(chia 3 dư 1)

14 hoặc 8

(chia 3 dư 2)

 

Hoàn toàn tương tự với các lượt còn lại. Sau mỗi lần chia, ba túi sẽ có số bi chia 3 có 3 số dư 0 hoặc 1 hoặc 2.

Như vậy, bạn Công luôn đúng, hay yêu cầu thầy giáo không thực hiện được (vì khi đó ba số dư là 2, 2, 2 – vô lý).

 

HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA MATHX

 
  • Lớp học toán trực tuyến cùng giáo viên giỏi (0866.162.019): - Xem ngay
  • Lớp học toán offline tại Hà Nội (0984.886.277): - Xem ngay
  • Khóa học ôn thi cấp 2 (0912.698.216): - Xem ngay
  • Khóa học ôn thi Toán Quốc Tế (0912.698.216): - Xem ngay

 

Trên đây MATHX đã hướng dẫn các em chữa đề thi vào lớp 6 môn toán THCS Cầu Giấy năm học 2021 - 2022. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số chuyên đề, tài liệu trong ÔN THI THCS CẦU GIẤY để có thể ôn tập hiệu quả hơn và đạt được kết quả tốt trong kì thi sắp tới.

 


Tin liên quan

Tin cùng loại