TOÁN TƯ DUY LỚP 2
Phiếu số 01 - Toán tư duy lớp 2 tháng 7 tuần 1.
Bài 1. Tính A = 1 + 2 + 3 + 17 + 18 + 19
Bài 2. Bạn Minh có nhiều hơn bạn Nam 10 cái kẹo. Hỏi Minh cần cho Nam mấy cái kẹo để hai bạn có số kẹo bằng nhau?
Bài 3. Bạn An có nhiều hơn bạn Bình 8 cái kẹo. Sau khi An cho Bình 2 cái kẹo thì An có nhiều hơn Bình mấy cái kẹo?
Bài 4. Mẹ có 5 cái kẹo chia cho hai chị em Lan và Ngọc. Hỏi mẹ có bao nhiêu cách chia sao cho mỗi em Lan và Ngọc đều được chia ít nhất 1 cái kẹo?
Bài 5*. An và Chi là hai anh em ruột. Ngoài ra, mỗi bạn đều có 3 người anh/chị em nữa. Hỏi bố mẹ của An và Chi có tất cả mấy người con?
Bài 1. Tính A = 1 + 2 + 3 + 17 + 18 + 19
Hướng dẫn giải:
Ta có: A = (1 + 19) + (2 + 18) + (3 + 17)
A = 20 + 20 + 20 = 60
Đáp số: A = 60
Bài 2. Bạn Minh có nhiều hơn bạn Nam 10 cái kẹo. Hỏi Minh cần cho
Nam mấy cái kẹo để hai bạn có số kẹo bằng nhau?
Hướng dẫn giải:
Ta thấy 10 - 5 = 5 nên để hai bạn có số kẹo bằng nhau thì Minh cần cho
Nam 5 cái kẹo.
Một hướng giải khác là ta có thể lập bảng, xét số kẹo mình Minh cho Nam
lần lượt là 1 cái, 2 cái, 3 cái, .... Từ đó suy ra khi Minh cho Nam 5 cái kẹo
thì số kẹo của hai bạn sẽ bằng nhau.
Bài 3. Bạn An có nhiều hơn bạn Bình 8 cái kẹo. Sau khi An cho Bình 2 cái
kẹo thì An có nhiều hơn Bình mấy cái kẹo?
Hướng dẫn giải:
Sau khi An cho Bình 2 cái kẹo thì An có nhiều hơn Bình số cái kẹo là:
(8 – 2) – 2 = 4 (cái)
Đáp số: 4 cái kẹo
Bài 5*. An và Chi là hai anh em ruột. Ngoài ra, mỗi bạn đều có 3 người
anh/chị em nữa. Hỏi bố mẹ của An và Chi có tất cả mấy người con?Hướng dẫn giải:
Vì An và Chị đều có 3 người anh/chị em nữa nên gia đình bố mẹ của An
và Chi có tất cả: 1 + 3 = 4 người con.
Chú ý: Nhiều học sinh sẽ nhầm lẫn là 3 người anh/chị em của An khác với
3 người anh/chị em của Chi nên ra đáp số là: 1 + 1 + 3 + 3 = 8 người con.
Bài 1. Bạn voi cao hơn bạn sư tử, bạn sư tử cao hơn bạn hà mã. Hỏi bạn voi và bạn hà mã bạn nào cao hơn?
Bài 2. Hà mã nặng hơn tê giác, tê giác nặng hơn sư tử. Hỏi con nào nặng hơn trong hai con hà mã và sư tử?
Bài 4. Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 100 và lớn hơn 10 mà tổng chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị bằng 12?
Bài 5*. Đồng hồ điện tử hiển thị dưới dạng HH:MM (hour: minute). Ví dụ: 18:25, 09:56. Nếu một đồng hồ 24 giờ (hiển thị từ 00:00 – 23:59) thì tổng các chữ số hiển thị lớn nhất có thể là bao nhiêu? (Ví dụ: 21:36 thì tổng các chữ số là 2 +1 + 3 + 6 = 12)
Bài 1. Bạn voi cao hơn bạn sư tử, bạn sư tử cao hơn bạn hà mã. Hỏi bạn voi và bạn hà mã bạn nào cao hơn?
Hướng dẫn:
Vì bạn voi cao hơn bạn sư tử, bạn sư tử cao hơn bạn hà mã nên ta suy ra bạn voi cao hơn bạn hà mã.
Bài 2. Hà mã nặng hơn tê giác, tê giác nặng hơn sư tử. Hỏi con nào nặng hơn trong hai con hà mã và sư tử?
Hướng dẫn:
Vì hà mã nặng hơn tê giác, tê giác lại nặng hơn sư tử do đó hà mã nặng hơn sư tử.
Bài 4. Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 100 và lớn hơn 10 mà tổng chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị bằng 12?
Hướng dẫn:
Ta có: 12 = 3 + 9 = 4 + 8 = 5 + 7 = 6 + 6.
Ta có các số lớn hơn 10, nhỏ hơn 100 mà tổng chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị bằng 12 là: 39; 48; 57; 66; 75; 84; 93 có 7 số
Bài 1. Có bao nhiêu số tự nhiên có 2 chữ số mà tổng các chữ số của nó bằng 10?
Bài 2. Tính nhanh: A = 19 + 29 + 39 + 3
Bài 4. Đồng hồ điện tử hiển thị dưới dạng. Ví dụ: 18:55, 09:36. Trong một ngày, từ 00:00 đến 23:59 có những thời điểm mà các chữ số trong cách hiển thị của đồng hồ đều giống nhau. Hỏi có mấy lần xuất hiện cả 4 chữ số đều giống nhau trong một ngày?
Bài 5. Thầy Hiếu chia 7 cái kẹo cho 3 bạn nhỏ có độ tuổi khác nhau. Bạn nhỏ nhất nhận được số kẹo lớn hơn bạn nhỏ thứ hai, bạn nhỏ thứ hai nhận được số kẹo lớn hơn số kẹo của bạn lớn nhất. Biết rằng mỗi bạn đều nhận được ít nhất 1 cái kẹo.Hãy tìm số kẹo mà mỗi bạn nhận được.
Bài 1. Có bao nhiêu số tự nhiên có 2 chữ số mà tổng các chữ số của nó bằng 10?
Hướng dẫn
Ta có 10 = 1 + 9 = 2 + 8 = 3 + 7 = 4 + 6 = 5 + 5
Các số tự nhiên có 2 chữ số mà tổng các chữ số của nó bằng 10 là:
19; 28; 37; 46; 55; 64; 73; 82; 91
Vậy có tất cả 9 số có 2 chữ số mà tổng các chữ số bằng 10.
Bài 2. Tính nhanh: A = 19 + 29 + 39 + 3
Hướng dẫn
Ta có: A = 19 + 29 + 39 + 1 + 1 + 1
= (19 + 1) + (29 + 1) + (39 + 1)
= 20 + 30 + 40
= 90
Bài 4. Đồng hồ điện tử hiển thị dưới dạng HH:MM (hour: minute). Ví dụ: 18:55, 09:36. Trong một ngày, từ 00:00 đến 23:59 có những thời điểm mà các chữ số trong cách hiển thị của đồng hồ đều giống nhau. Hỏi có mấy lần xuất hiện cả 4
chữ số đều giống nhau trong một ngày?
Hướng dẫn
Các thời điểm đồng hồ xuất hiện cả 4 chữ số đều giống nhau là:
00:00; 11:11; 22:22 3 lần.
Bài 5. Thầy Hiếu chia 7 cái kẹo cho 3 bạn nhỏ có độ tuổi khác nhau. Bạn nhỏ nhất nhận được số kẹo lớn hơn bạn nhỏ thứ hai, bạn nhỏ thứ hai nhận được số kẹo lớn hơn số kẹo của bạn lớn nhất. Biết rằng mỗi bạn đều nhận được ít nhất 1 cái kẹo.Hãy tìm số kẹo mà mỗi bạn nhận được.
Hướng dẫn.
Vì mỗi bạn đều nhận được ít nhất 1 cái kẹo nên bạn lớn nhất phải nhận được ít nhất 1 cái kẹo. Số kẹo của bạn nhỏ thứ hai lớn hơn số kẹo của bạn lớn nhất, số kẹo bạn nhỏ nhất lớn hơn số kẹo của bạn nhỏ thứ hai, do đó, chỉ có thể tách:
7 = 1 + 2 + 4
(Vì 1 + 3 + 4 > 7; 2 + 3 + 4 > 7)
Vậy ta có bạn nhỏ nhất nhận được 4 cái kẹo, bạn nhỏ thứ hai nhận được 2 cái kẹo, bạn lớn nhất nhận được 1 cái kẹo.
Bài 1. Chiếc bánh pizza được chia thành các phần bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu phần còn thiếu ở chiếc bánh trên?
Bài 2. Một hình chữ nhật được tạo ra bởi 2 loại gạch: xám và sọc. Một số viên gạch bị mất đi (giống như hình). Hỏi có bao nhiêu viên gạch màu xám đã bị mất đi?
Bài 3. Hai hình nào có thể được dùng để lấp đầy khoảng trống trong hình bên trái?
Bài 1. Chiếc bánh pizza được chia thành các phần bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu phần còn thiếu ở chiếc bánh trên?
Hướng dẫn.
Ta thấy một nửa chiếc bánh pizza được chia thành 6 phần.
Số phần còn thiếu của chiếc bánh trên là: 6 – 2 = 4 (phần)
Bài 2. Một hình chữ nhật được tạo ra bởi 2 loại gạch: xám và sọc. Một số viên gạch bị mất đi (giống như hình). Hỏi có bao nhiêu viên gạch màu xám đã bị mất đi?
Hướng dẫn.
Có 8 viên gạch màu xám đã bị mất đi.
Bài 3. Hai hình nào có thể được dùng để lấp đầy khoảng trống trong hình bên trái?
Hướng dẫn.
C. Hình 2 và hình 3
Bài 4. Các viên gạch được xếp thành các hình khối theo quy luật như dưới đây: Hỏi hình thứ 10 được xếp từ bao nhiêu viên gạch?
Hướng dẫn.
Ta thấy hình 1 có 3 tầng và có 1 + 2 + 3 = 6 viên gạch
Hình 2 có 4 tầng và có 1 + 2 + 3 + 4 = 10 viên gạch
Hình 3 có 5 tầng và có 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15 viên gạch.
Vậy hình thứ 10 được xếp từ số viên gạch là:
1 + 2 + 3 + 4 + ... + 12 = 78 (viên gạch)
Đáp số: 78 viên
Bài 1. Điền vào dấu “?”
Bài 2. Long có hai bó đũa. Bó thứ nhất có 10 chiếc và ít hơn bó thứ hai 6 chiếc. Hỏi bó thứ hai có bao nhiêu chiếc đũa?
Bài 3. Có một bông hoa như hình bên. Bạn Lili cắt đi 1 ô vuông của hình.
Bài 1. Điền vào dấu “?”
Bài 3. Có một bông hoa như hình bên. Bạn Lili cắt đi 1 ô vuông của hình.
Bài 5. An hơn Bình 10 viên bi. Hùng cho An thêm 5 viên bi và cho Bình thêm 20 viên. Hỏi An và Bình ai có nhiều bi hơn và nhiều hơn bao nhiêu viên?
Hướng dẫn giải.
Sau khi Hùng cho An 5 viên bi thì An hơn Bình: 10 + 5 = 15 viên bi.
Lúc này Hùng cho Bình thêm 20 viên bi thì Bình sẽ có nhiều hơn An là:
20 – 15 = 5 (viên bi)
Đáp số: Bình có nhiều hơn An 5 viên bi.
Bài 1. Tìm hình tiếp theo phù hợp với quy luật sau đây:
Bài 2. Tìm số ở ô có dấu ? sao cho tổng 3 số ở 3 ô liền nhau bằng 15
Bài 3. Hai miếng bìa có ghi các số ở hai mặt của mỗi miếng bìa như sau:
Ghép từng mặt của hai miếng bìa đó với nhau ta được nhiều nhất bao nhiêu số có 2 chữ số?
Bài 5. Cho phép toán 68 – 14 = 84. Đổi 1 que diêm để được phép toán đúng.
Bài 1. Tìm hình tiếp theo phù hợp với quy luật sau đây:
Đáp án: Hình tròn màu vàng.
Bài 2. Tìm số ở ô có dấu ? sao cho tổng 3 số ở 3 ô liền nhau bằng 15
Bài 3. Hai miếng bìa có ghi các số ở hai mặt của mỗi miếng bìa như sau:
Ghép từng mặt của hai miếng bìa đó với nhau ta được nhiều nhất bao nhiêu số có 2 chữ số?
Hướng dẫn giải.
Ta lấy mặt trước của tấm bìa thứ nhất, lần lượt ghép với tấm bìa thứ hai (theo hai mặt trước và sau) ta có 2 số: 87; 85
Tương tự như vậy, ta lấy mặt sau của tấm bìa thứ nhất, ghép với các mặt của tấm bìa thứ hai ta có 2 số: 37; 35
Sau đó đổi chỗ vị trí hai tấm bìa, ta được thêm 4 số nữa. Vậy ta có thể ghép được thành nhiều nhất là 8 số.
Đáp án: 8 số: 35; 37; 85; 87; 53; 58; 73; 78.
Bài 4. Hai miếng bìa có ghi các số ở hai mặt của mỗi miếng bìa như sau:
Ghép từng mặt của hai miếng bìa đó với nhau ta được nhiều nhất bao nhiêu số có 2 chữ số mà mỗi số đó không có hai chữ số nào giống nhau?
Hướng dẫn giải.
Tương tự như bài toán số 3, chú ý rằng ở bài này ta có các chữ số không được giống nhau nên số trường hợp sẽ ít hơn.
Đáp án: 6 số: 48; 42; 82; 84; 24; 28.
Bài 1. Tính nhanh: 1 + 2 + 3 + 4 + 19 + 18 + 17 + 16
Bài 2. Có 3 người Lan, Ngọc, Cúc đang xếp thành một hàng ngang để chụp hình. Hỏi có thể có bao nhiêu cách sắp xếp?
Bài 3. Viết số tự nhiên nhỏ nhất có tổng các chữ số bằng 19.
Bài 4. Có bao nhiêu cách chia 5 cái kẹo (các cái kẹo giống hệt nhau) cho 2 bạn nhỏ sao cho bạn nào cũng nhận được ít nhất 1 cái kẹo.
Bài 5. Hôm nay là ngày thứ Hai, hỏi sau 10 ngày nữa là thứ mấy?
Bài 1. Tính nhanh: 1 + 2 + 3 + 4 + 19 + 18 + 17 + 16
Hướng dẫn giải.
Ta có: 1 + 2 + 3 + 4 + 19 + 18 + 17 + 16
= (1 + 19) + (2 + 18) + (3 + 17) + (4 + 16)
= 20 + 20 + 20 + 20
= 80
Bài 2. Có 3 người Lan, Ngọc, Cúc đang xếp thành một hàng ngang để chụp hình. Hỏi có thể có bao nhiêu cách sắp xếp?
Hướng dẫn giải.
Ta có tất cả 6 cách như sau:
Lan – Ngọc – Cúc
Lan – Cúc – Ngọc
Ngọc – Lan – Cúc
Ngọc – Cúc – Lan
Cúc – Lan – Ngọc
Cúc – Ngọc - Lan
Bài 3. Viết số tự nhiên nhỏ nhất có tổng các chữ số bằng 19.
Hướng dẫn giải.
Để có số tự nhiên nhỏ nhất, ta viết số sao cho số đó có ít chữ số nhất. Vì tổng các chữ số bằng 19 nên để có số có ít chữ số ta làm sao các chữ số lớn nhất có thể và chữ số càng lớn thì ta xếp ở các hàng càng thấp (hàng đơn vị, hàng
chục...)
Ta có: 19 = 9 + 9 + 1 ta sắp xếp được số 199.
Bài 1. Tính nhanh: A = 69 + 37 – 9 – 7
Bài 2. Tính nhanh: 20 – 19 + 18 – 17 + ... + 4 – 3 + 2 – 1
Bài 3. Viết số tự nhiên nhỏ nhất có tổng các chữ số bằng 23.
Bài 4. Tìm số tiếp theo của dãy số sau:
1; 2; 4; 7; 11; 16; 22; 29; 37; 46; ...
Bài 1. Tính nhanh: A = 69 + 37 – 9 – 7
Hướng dẫn giải.
Ta có A = (69 – 9) + (37 – 7)
A = 60 + 30
A = 90
Bài 2. Tính nhanh: 20 – 19 + 18 – 17 + ... + 4 – 3 + 2 – 1
Hướng dẫn giải.
Ta có A = 20 – 19 + 18 – 17 + ... + 4 – 3 + 2 – 1
A = (20 – 19) + (18 – 17) + ... + (4 – 3) + (2 – 1)
A = 1 + 1 + ... + 1 + 1
Từ 1 đến 20 có 20 số, cứ 2 số một nhóm nên A có 10 số hạng 1.
A = 1 + 1 + ... + 1 + 1 = 10
Bài 3. Viết số tự nhiên nhỏ nhất có tổng các chữ số bằng 23.
Hướng dẫn giải.
Để có số nhỏ nhất ta cần viết số có ít chữ số nhất.
Mà tổng các chữ số bằng 23 nên ta viết sao cho các chữ số là lớn nhất có thể.
23 = 9 + 9 + 5
Sắp xếp lại để được số nhỏ nhất: 599
Bài 4. Tìm số tiếp theo của dãy số sau:
1; 2; 4; 7; 11; 16; 22; 29; 37; 46; ...
Hướng dẫn giải.
Ta thấy: 2 – 1 = 1
4 – 2 = 2
7 – 4 = 3
Bài 1. Tính nhanh: A = 59 + 39 + 3
Bài 2. Có 4 đội bóng đá ở cùng một bảng. Mỗi đội đều thi đấu với các đội khác đúng 1 trận. Hỏi có tất cả bao nhiêu trận đấu?
Bài 3. An đang xếp hàng lên xe bus đi chơi. An thấy mình đứng thứ 8 tính từ đầu hàng và đứng thứ 12 tính từ cuối hàng. Hỏi có tất cả bao nhiêu người đang xếphàng?
Bài 4. Tìm số tiếp theo của dãy số sau:
1; 80; 3; 76; 5; 72; 7; 68; 9; ?
Bài 1. Tính nhanh: A = 59 + 39 + 3
Hướng dẫn giải.
Ta có: A = (59 + 1) + (39 + 1) + (3 – 1 – 1)
A = 60 + 40 + 1
A = 101
Bài 2. Có 4 đội bóng đá ở cùng một bảng. Mỗi đội đều thi đấu với các đội
khác đúng 1 trận. Hỏi có tất cả bao nhiêu trận đấu?
Hướng dẫn giải.
Ta giả sử 4 đội bóng đó là A, B, C và D.
Các trận đấu là:
A và B đấu với nhau
A và C đấu với nhau
A và D đấu với nhau
B và C đấu với nhau
B và D đấu với nhau
C và D đấu với nhau
có tất cả 6 trận đấu
Bài 3. An đang xếp hàng lên xe bus đi chơi. An thấy mình đứng thứ 8 tính
từ đầu hàng và đứng thứ 12 tính từ cuối hàng. Hỏi có tất cả bao nhiêu
người đang xếp hàng?
Bài 1. Hôm nay chị Chi Mai rủ Huy Nhật đi xem phim ở rạp CGV. Dưới đây là tên các bộ phim đang được chiếu ngoài rạp mà hai chị em muốn xem.
1. Cậu Vàng 2. Nữ thần chiến binh
3. Nobita và những bạn khủng long mới 4. Kỵ sĩ cưỡi rồng
Thật khó để lựa chọn vì phim nào cũng hay nhưng chỉ được lựa chọn một bộ phim để xem thôi. Em có thể tính xem Huy Nhật có bao nhiêu sự lựa chọn?
Bài 2. Có 6 người trong một bữa tiệc, họ đều bắt tay với nhau đúng một lần. Hỏi có tất cả bao nhiêu các bắt tay?
Bài 3. An và Bình đang xếp hàng lên xe bus đi chơi. An thấy mình đứng thứ 8 tính từ đầu hàng và Bình đứng thứ 12 tính từ cuối hàng. Giữa An và Bình có 5 bạn nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu người đang xếp hàng?
Bài 1. Hôm nay chị Chi Mai rủ Huy Nhật đi xem phim ở rạp CGV. Dưới đây là tên các bộ phim đang được chiếu ngoài rạp mà hai chị em muốn xem.
1. Cậu Vàng 2. Nữ thần chiến binh
3. Nobita và những bạn khủng long mới 4. Kỵ sĩ cưỡi rồng
Thật khó để lựa chọn vì phim nào cũng hay nhưng chỉ được lựa chọn một bộ phim để xem thôi. Em có thể tính xem Huy Nhật có bao nhiêu sự lựa chọn?
Hướng dẫn giải.
Huy Nhật có 4 lựa chọn để chọn ra phim mình muốn xem.
- Cậu Vàng
- Nữ thần chiến binh
- Nobita và những bạn khủng long mới
- Kỵ sĩ cưỡi rồng
Bài 2. Có 6 người trong một bữa tiệc, họ đều bắt tay với nhau đúng một lần. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái bắt tay?
Bài 1. Bạn Bình ghép 2 trong 6 miếng bìa ghi các chữ số 3, 4, 5, 7, 0 và dấu (?) để có so sánh sau: 34 < ?5 < 70
Hỏi những miếng bìa nào có thể thay cho dấu (?) để được so sánh đúng?
Bài 2. Hãy viết vào 9 ô vuông dưới đây 3 chữ số 1, 3 chữ số 2 và 3 chữ số 3 sao cho tổng 3 số trong mỗi hàng, mỗi cột đều bằng 6.
Bài 3. Các ký hiệu: quả dứa, quả táo và quả dưa đại diện cho các chữ số. Hãy tìm xem quả táo là số nào?
Bài 1. (?) để có so sánh sau: 34 < ?5 < 70
Hỏi những miếng bìa nào có thể thay cho dấu (?) để được so sánh đúng?
Hướng dẫn giải.
? = 6
Bài 2. Hãy viết vào 9 ô vuông dưới đây 3 chữ số 1, 3 chữ số 2 và 3 chữ số 3 sao cho tổng 3 số trong mỗi hàng, mỗi cột đều bằng 6.
Hướng dẫn giải.
Có nhiều cách điền khác nhau, dưới đây là một cách điền.
Bài 1. Giá sách của An có 2 ngăn. Ngăn trên có nhiều hơn ngăn dưới 10
cuốn sách. Hỏi An cần chuyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới mấy cuốn
sách để hai ngăn có số sách bằng nhau?
Bài 2. Tính nhanh: 29 + 38 + 22 + 31
Bài 3. Có 5 đồng xu đặt chồng lên nhau như hình vẽ sau:
Bài 1. Giá sách của An có 2 ngăn. Ngăn trên có nhiều hơn ngăn dưới 10
cuốn sách. Hỏi An cần chuyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới mấy cuốn
sách để hai ngăn có số sách bằng nhau?
Hướng dẫn.
Ta lấy ra từ ngăn trên 10 cuốn sách, khi đó hai ngăn có số sách bằng nhau.
Lấy 10 cuốn sách này chia đều vào 2 ngăn. Vì 10 = 5 + 5 nên mỗi ngăn có
thêm 5 cuốn, do đó cần chuyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới 5 cuốn sách
để hai ngăn có số cuốn sách bằng nhau.
Bài 2. Tính nhanh: 29 + 38 + 22 + 31
Hướng dẫn.
Ta có: 29 + 38 + 22 + 31
= (29 + 31) + (38 + 22)
= 60 + 60
= 120
Bài 3. Có 5 đồng xu đặt chồng lên nhau như hình vẽ sau:
Bài 3. Tính bằng cách hợp lý:
21 + 22 + 23 + 24 + 25
Bài 5. Nam cùng các bạn xếp hàng ngang tập thể dục. Biết Nam
đứng thứ năm từ trái sang và bạn ấy cũng đứng thứ năm từ phải
sang. Hỏi có bao nhiêu bạn cùng xếp hàng?
Bài 1. Khoanh tròn vào con vật nặng nhất.
Hướng dẫn.
Ta thấy con bò nặng hơn con lợn.
Con lợn nặng hơn con dê.
Con ngựa nặng hơn con bò.
Do đó con ngựa là con vật nặng nhất trong các con vật trên.
Bài 2. Hỏi củ cải trắng bằng bao nhiêu quả ớt?
Đáp án: 20 + 20 = 40
Bài 3. Tính bằng cách hợp lý:
21 + 22 + 23 + 24 + 25
Hướng dẫn.
Có nhiều cách tính, dưới đây là 1 cách tính nhẩm.
21 + 22 + 23 + 24 + 25
= (20 + 1) + (20 + 2) + (20 + 3) + (20 + 4) + (20 + 5)
= 20 + 20 + 20 + 20 + 20 + (1 + 2 + 3 + 4 + 5)
= 100 + 15
= 115
Bài 4. Em hãy chia nhóm các con vật vào biểu đồ dưới đây:
Bài 1. Nam cùng các bạn xếp hàng ngang tập thể dục. Biết Nam đứng thứ sáu từ trái sang và bạn ấy đứng thứ chín từ phải sang. Hỏi có bao nhiêu bạn cùng xếp hàng?
Bài 2. Hai ngày trước của ngày hôm qua là Thứ Hai. Hỏi hai ngày sau của ngày mai là thứ mấy?
Bài 3. Có bao nhiêu hình tam giác trong hình dưới đây:
Bài 1. Nam cùng các bạn xếp hàng ngang tập thể dục. Biết Nam đứng thứ sáu từ trái sang và bạn ấy đứng thứ chín từ phải sang. Hỏi có bao nhiêu
bạn cùng xếp hàng?Hướng dẫn.
Cách 1. Nam đứng thứ sáu từ trái sang nên bên trái bạn ấy có: 6 – 1 = 5 người.
Nam đứng thứ chín từ phải sang nên bên phải bạn ấy có 9 – 1 = 8 người.
Vậy có 5 + 8 + 1 = 14 người đang xếp hàng.
Cách 2. Ta thấy nếu tính từ trái sang và tính từ phải sang đến Nam thì
Nam đã được tính 2 lần. Do đó số người đang xếp hàng là:
6 + 9 – 1 = 14 người.
Đáp số: 14 người.
Bài 2. Hai ngày trước của ngày hôm qua là Thứ Hai. Hỏi hai ngày sau của ngày mai là thứ mấy?
Hướng dẫn.
Hai ngày trước của ngày hôm qua là thứ Hai nên suy ra ngày hôm qua là thứ Tư, hôm nay là thứ Năm, ngày mai là thứ Sáu. Do đó hai ngày sau
của ngày mai là Chủ Nhật.
Bài 3. Có bao nhiêu hình tam giác trong hình dưới đây:
Bài 1. Trong hộp có 3 viên bi đỏ, 2 viên bi xanh. Không được nhìn vào hộp, cần bốc ra ít nhất bao nhiêu viên để chắc chắn bốc được ít nhất 1 viên bi màu xanh?
Bài 2. Một ngày nọ, một con hươu, một con chó và một con thỏ quyết định chạy đua. Thỏ không phải là con vật về đích đầu tiên. Chó không phải về đích đầu tiên nhưng cũng không phải con vật về đích cuối cùng. Vậy con vật nào là con vật chạy chậm nhất cuộc đua?
Bài 3. Nam, Hùng, Thao và Tú cùng xếp hàng để mua món đồ ăn ưa thích của mình. Hùng xếp thứ 2 trong hàng. Đứng ngay trước Nam là Thao. Hỏi số thứ tự trong hàng của từng bạn là như thế nào?
PHIẾU BÀI TẬP THÁNG 10 TUẦN 2
Bài 1. Trong hộp có 3 viên bi đỏ, 2 viên bi xanh. Không được nhìn vào hộp, cần bốc ra ít nhất bao nhiêu viên để chắc chắn bốc được ít nhất 1 viên bi màu xanh?
Hướng dẫn.
Tình huống xấu nhất là ta bốc mãi mà chỉ được viên bi màu đỏ, ta có thể bốc nhiều nhất 3 viên bi màu đỏ. Khi bốc đến viên bi thứ tư, chắc chắn ta có ít nhất một viên bi màu xanh. Vậy cần bốc ít nhất 4 viên bi để chắc chắn có được 1 viên bi màu xanh.
Bài 2. Một ngày nọ, một con hươu, một con chó và một con thỏ quyết định chạy đua. Thỏ không phải là con vật về đích đầu tiên. Chó khôngphải về đích đầu tiên nhưng cũng không phải con vật về đích cuối cùng. Vậy con vật nào là con vật chạy chậm nhất cuộc đua?
Bài 1. Số nào nhỏ nhất trong các số sau: 312; 213; 321; 231; 132;
Bài 2. Chú kiến bò một vòng quanh các cạnh bên trên của chiếc hộp như hình dưới đây. Hỏi quãng đường chú kiến đã bò là bao nhiêu xăng-ti-mét?
Bài 3. Các đồng xu được sắp xếp như hình dưới đây. Hỏi đồng xu nào ở dưới cùng?
Bài 4. Hãy tìm hình thứ ba từ trái sang phải của hàng thứ hai từ trên xuống dưới?
Phiếu số 17 - Toán tư duy tháng 10 tuần 04
Bài 1. Chỉ sử dụng các chữ số 1 và 2, có thể viết được bao nhiêu số có 1 chữ số hoặc 2 chữ số?
Bài 2. Năm năm trước, tổng số tuổi của An, Bình và Cường là 18 tuổi. Hỏi tổng số tuổi của ba người hiện nay là bao nhiêu?
Bài 3. Trong gia đình cần có ít nhất bao nhiêu người con để mỗi người con đều có ít nhất 1 người anh (hoặc em) trai và 1 người chị (hoặc em) gái?
Bài 4. Trong một tháng, có nhiều nhất là bao nhiêu ngày thứ Hai?
Phiếu số 18 - Toán tư duy tháng 10 tuần 05
Bài 3. Từ 9 đến 55 có bao nhiêu số có 2 chữ số mà chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị?
Bài 5. Một chú thỏ muốn di chuyển qua các cổng để đến chỗ có củ cà rốt sao cho tổng các số trên các cửa mà chú thỏ đi qua đúng bằng 100.
Đáp án phiếu số 18 - Toán tư duy tháng 10 tuần 05
Bài 3. Từ 9 đến 55 có bao nhiêu số có 2 chữ số mà chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị?
Bài 5. Một chú thỏ muốn di chuyển qua các cổng để đến chỗ có củ cà rốt sao cho tổng các số trên các cửa mà chú thỏ đi qua đúng bằng 100.
Phiếu số 19 - Toán tư duy tháng 11 tuần 01
Bài 2. David mất 30 giây để leo từ tầng 1 đến tầng 3. Hỏi anh ấy mất bao nhiêu giây để leo từ tầng 3 đến tầng 6? (Biết rằng số bậc cầu thang giữa các tầng là như nhau)
Đáp án phiếu số 19 - Toán tư duy tháng 11 tuần 01
Bài 2. David mất 30 giây để leo từ tầng 1 đến tầng 3. Hỏi anh ấy mất bao nhiêu giây để leo từ tầng 3 đến tầng 6? (Biết rằng số bậc cầu thang giữa các tầng là như nhau)
Hướng dẫn.
Ta gọi một nhịp cầu thang là đi từ tầng này lên tầng liền trên. (ví dụ đi từ tầng 1 lên tầng 2)
Từ tầng 1 lên tầng 3 cần đi 2 “nhịp” cầu thang.
15 + 15 = 30 nên để đi từ tầng 1 lên tầng 2 hết 15 giây, đi từ tầng 2 lên tầng 3 cũng hết 15 giây.
Đi từ tầng 3 lên tầng 6 cần đi 3 “nhịp” cầu thang, hết thời gian là:
15 + 15 + 15 = 45 giây
Đáp số: 45 giây.
Phiếu số 20 - Toán tư duy tháng 11 tuần 02
Bài 1. Hãy tô màu 4 bông hoa ở hình bên bằng màu đỏ hoặc màu vàng sao cho số bông hoa màu đỏ ít hơn số bông hoa màu vàng. Bé chú ý tô sao cho có cả hai loại hoa đỏ và hoa vàng nhé.
Bài 2. Bé hãy tô màu 7 chiếc ô tô dưới đây bằng 3 màu: Xanh, Đỏ, Vàng sao cho số xe ô tô màu vàng ít hơn số xe ô tô màu đỏ nhưng lại nhiều hơn số xe ô tô màu xanh. (Bé hãy thử tô nhiều cách nhất có thể nhé)
Bài 3. Bạn Bảo Khánh xếp các hình theo quy luật như dưới đây và đố bạn Bảo Khánh hình thứ 8 tính từ trái sang là hình gì và Bạn Bảo Khánh trả lời chính xác. Bé có biết bạn Bảo Khánh trả lời là hình gì không nào?
Bài 4. Chú Hiếu béo có dãy các số “ảo thuật” được đặt vào các ô vuông sao cho tổng 3 số ở 3 ô vuông liền nhau đều bằng 10. Bé hãy giúp chú tìm số ở ô vuông có dấu “?” nhé.
Bài 5. Trong hộp có 3 viên bi đỏ và 1 viên bi xanh. Hai bạn Nam và Hùng mỗi bạn lấy ra 1 viên bi. Sau khi Hùng nhìn viên bi mà mình đã lấy ra thì Hùng đã có thể nói đúng được màu của viên bi mà bạn Nam lấy ra. Em có thể suy luận để chỉ ra màu của viên bi mà mỗi bạn đã lấy ra được không?
Đáp án phiếu số 20 - Toán tư duy tháng 11 tuần 02
Bài 1. Hãy tô màu 4 bông hoa ở hình bên bằng màu đỏ hoặc màu vàng sao cho số bông hoa màu đỏ ít hơn số bông hoa màu vàng. Bé chú ý tô sao cho có cả hai loại hoa đỏ và hoa vàng nhé.
Bài 2. Bé hãy tô màu 7 chiếc ô tô dưới đây bằng 3 màu: Xanh, Đỏ, Vàng sao cho số xe ô tô màu vàng ít hơn số xe ô tô màu đỏ nhưng lại nhiều hơn số xe ô tô màu xanh. (Bé hãy thử tô nhiều cách nhất có thể nhé)
Bài 3. Bạn Bảo Khánh xếp các hình theo quy luật như dưới đây và đố bạn Bảo Khánh hình thứ 8 tính từ trái sang là hình gì và Bạn Bảo Khánh trả lời chính xác. Bé có biết bạn Bảo Khánh trả lời là hình gì không nào?
Bài 4. Chú Hiếu béo có dãy các số “ảo thuật” được đặt vào các ô vuông sao cho tổng 3 số ở 3 ô vuông liền nhau đều bằng 10. Bé hãy giúp chú tìm số ở ô vuông có dấu “?” nhé.
Bài 5. Trong hộp có 3 viên bi đỏ và 1 viên bi xanh. Hai bạn Nam và Hùng mỗi bạn lấy ra 1 viên bi. Sau khi Hùng nhìn viên bi mà mình đã lấy ra thì Hùng đã có thể nói đúng được màu của viên bi mà bạn Nam lấy ra. Em có thể suy luận để chỉ ra màu của viên bi mà mỗi bạn đã lấy ra được không?
Phiếu số 21 - Toán tư duy tháng 11 tuần 03
Bài 1. Thứ năm tuần này là ngày 12 tháng 5. Hỏi thứ tư tuần sau là ngày nào?
Bài 2. An có nhiều hơn Bình 32 cuốn sách. Hỏi An cho Bình bao nhiêu cuốn sách để hai bạn có số cuốn sách bằng nhau?
Bài 3. Có bao nhiêu số tự nhiên từ 15 đến 99?
Phiếu số 22 - Toán tư duy tháng 11 tuần 04
Bài 3. Có 5 cái kẹo màu đỏ, 5 cái kẹo màu xanh và 5 cái kẹo màu vàng ở trong hộp. Không nhìn vào hộp, bạn cần lấy ra ít nhất bao nhiêu cái kẹo để chắc chắn rằng trong số những cái kẹo lấy ra có 2 cái kẹo cùng màu?
Bài 4. Peter lái xe đạp trong công viên trên đường dành cho xe đạp như hình vẽ dưới đây. Anh ta xuất phát từ nơi có chữ Start và đi theo hướng mũi tên. Ở ngã tư đường đầu tiên, anh ta rẽ phải, sau đó ở ngã tư tiếp theo anh ta rẽ trái, sau đó lại rẽ phải, rẽ trái....cứ như vậy. Hỏi điểm nào anh ta sẽ không bao giờ đi qua?