Trong chương trình Toán tiểu học ngay từ lớp 1 các em đã phải làm quen với Toán đố. Tuy nhiên, Toán đố lại luôn là nỗi sợ đối với không ít học sinh, đặc biệt là Toán đố lớp 4 và lớp 5. Vậy làm sao để giúp các em có thể vượt qua nỗi sợ này?
Toán đố hay còn gọi là Toán có lời văn là một vấn đề có thể được giải quyết bằng Toán học thường được sử dụng trong quá trình dạy Toán để giúp học sinh hiểu sự liên quan giữa các vấn đề đời sống thường ngày với các khái niệm và ký hiệu Toán học.
Toán đố là dạng bài luôn có trong bài thi hay kiểm tra của học sinh. Tuy nhiên, càng lên lớp cao hơn, càng nhiều em sợ Toán đố, đặc biệt là Toán đố lớp 4 và lớp 5.
Toán đố lớp 4, lớp 5 khó với học sinh Tiểu học vì muốn giải một bài Toán đố trước hết học sinh cần hiểu được bài Toán hỏi gì và đáp số đó có nghĩa là gì.
Trẻ có thể thành thạo trong việc thực hiện các phép tính cơ bản như cộng, trừ, nhân, chia nhưng khi cho vào một bài Toán có lời văn trẻ lại không biết làm. Sở dĩ Toán đố lớp 4, lớp 5 khó với học sinh Tiểu học vì muốn giải một bài Toán đố trước hết học sinh cần hiểu được bài Toán hỏi gì và đáp số đó có nghĩa là gì.
Nhưng do ở độ tuổi này trẻ chưa phát triển về mặt ngôn ngữ nên đôi khi trẻ không hiểu được bài Toán hỏi gì và mình cần phải làm gì.
Chính vì trẻ không hiểu được yêu cầu của bài tập nên trẻ không thể giải được bài Toán và đây cũng là vấn đề trăn trở của phụ huynh, giáo viên của trẻ. Vậy, cần làm gì để gạt bỏ “nỗi sợ” Toán đố lớp 4 và lớp 5?
Trước hết phụ huynh cần xác định được rằng muốn hướng dẫn trẻ giải được một bài Toán đố cần tiến hành theo ba bước:
Bước 1: Yêu cầu trẻ đọc kĩ đầu bài để hiểu được bài Toán đố đó đang cần cái gì.
Bước 2: Để trẻ biến bài Toán thành các phép tính Toán học để trẻ hiểu được mình cần phải làm gì.
Bước 3: Khi trẻ giải xong cần phải hiểu kết quả như vậy có nghĩa là gì.
Để giúp trẻ giải Toán đố, cha mẹ cần yêu cầu con phải đọc kỹ đề bài.
Khi trẻ đã thành thạo các phép tính cơ bản thì việc làm cho trẻ hiểu đầu bài yêu cầu gì là việc quan trọng nhất, bởi xác định đúng là tiền đề đảm bảo cho việc thực hiện những bước tiếp theo.
Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là trẻ có thể làm được những bài mà cha mẹ hay giáo viên hướng dẫn, nhưng những bài tương tự có sự thay đổi từ ngữ trẻ lại gặp khó khăn.
Chẳng hạn: Một cửa hàng tuần đầu bán được 319m ống nước, tuần sau bán được nhiều hơn tuần đầu 76m. Hỏi trong hai tuần đó, trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét ống nước, biết rằng cửa hàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần.
Với bài toán này với sự hướng dẫn của phụ huynh, giáo viên thì học sinh có thể làm được. Nhưng lại không làm được bài sau: Một cửa hàng tuần đầu bán được 319m ống nước, tuần đầu bán được nhiều hơn tuần sau 76m. Hỏi trong hai tuần đó, trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải, biết rằng cửa hàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần.
Với bài tập 2 trẻ thường nhầm khi thấy “nhiều hơn” là thực hiện phép tính cộng.
Do đó khi hướng dẫn trẻ học phụ huynh và giaó viên cần lưu ý sử dụng các từ thay thế với nghĩa tương đương hoặc thay đổi vị trí các từ với nghĩa không đổi để trẻ có được sự linh hoạt trong ngôn ngữ.
Với phương pháp dạy toán tư duy của thầy Trần Hữu Hiếu, trẻ được dạy về cách tiếp cận và hiểu bản chất của bài toán rồi mới lựa chọn để đưa ra cách giải phù hợp nhất. Chính vì vậy, trẻ hoàn toàn có thể học tốt chương trình Toán lớp 4 và 5.